Các trường trung học không kiểm tra, đánh giá đối với các nội dung tinh giản

  • Cập nhật: Thứ tư, 7/9/2022 | 3:17:19 PM

Năm học 2022 - 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục yêu cầu các trường trung học không kiểm tra, đánh giá đối với các nội dung đã được tinh giản theo hướng dẫn.

Đổi mới kiểm tra, đánh giá tiếp tục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục trung học năm học 2022 - 2023.
Đổi mới kiểm tra, đánh giá tiếp tục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục trung học năm học 2022 - 2023.

Nội dung tinh giản được thực hiện theo Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27/8/2020 về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Trong đó, Bộ GD&ĐT yêu cầu xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá phù hợp với kế hoạch dạy học; không kiểm tra, đánh giá vượt quá yêu cầu cần đạt hoặc mức độ cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông.  

Các nhà trường thực hiện có hiệu quả các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá, đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ. Khuyến khích các nhà trường xây dựng ngân hàng câu hỏi, ngân hàng đề kiểm tra.  

Đối với các môn học, hoạt động giáo dục đánh giá bằng nhận xét, khuyến khích thực hiện việc kiểm tra, đánh giá định kỳ thông qua bài thực hành, dự án học tập phù hợp với đặc thù môn học, hoạt động giáo dục.  

Việc đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá các môn học phải bảo đảm yêu cầu về tính trung thực, khách quan, công bằng, đánh giá chính xác kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.  

Đối với môn Ngữ văn, thực hiện kiểm tra, đánh giá theo Công văn số 3175/BGDĐT-GDTrH ngày 21/7/2022 của Bộ GD&ĐT đối với khối lớp 6, lớp 7, lớp 10; khuyến khích các nhà trường vận dụng kiểm tra, đánh giá theo theo công văn đối với khối lớp 8, 9, 11 và lớp 12.  

Đối với môn Lịch sử, tăng cường các câu hỏi nhằm khai khai thác, sử dụng các nguồn sử liệu, tranh ảnh, lược đồ; câu hỏi mở..., tạo điều kiện cho học sinh tự biểu đạt chính kiến của mình về các vấn đề lịch sử, hướng tới đánh giá phẩm chất và năng lực học sinh, khắc phục tình trạng ghi nhớ sự kiện một cách máy móc.  

Những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục trung học năm học 2022 - 2023 nhấn mạnh việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường bảo đảm sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức dạy học, cũng như kiểm tra, đánh giá; nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng. Chuẩn bị tốt cho việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT tại địa phương và các kỳ thi, cuộc thi cấp quốc gia, quốc tế, đảm bảo công bằng, khách quan, trung thực theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

(Theo Tin tức)

Các tin khác
Bộ GD-ĐT yêu cầu không thành lập trường liên cấp mầm non - tiểu học.

Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) yêu cầu khi quy hoạch trường học, có thể bố trí điểm trường để tạo điều kiện thuận lợi cho người học, có thể thành lập trường tiểu học liên xã, liên phường, không thành lập trường liên cấp mầm non - tiểu học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản về việc tăng cường triển khai hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông. (Ảnh minh họa)

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có Văn bản số 4252/BGDĐT-GDCTHSSV gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường triển khai hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông.

Đồng chí Trần Quỳnh Liên - Phó Tổng Biên tập Báo Yên Bái tặng hoa và quà chúc mừng thầy, trò Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Sùng Đô.

Ngày 5/9, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Sùng Đô, huyện Văn Chấn tổ chức khai giảng năm học mới 2022 - 2023. Đồng chí Trần Quỳnh Liên - Phó Tổng Biên tập Báo Yên Bái đến dự và chia vui với thầy, trò nhà trường.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn.

Sau 2 năm ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, ngành Giáo dục bước vào năm học 2022-2023 với một tâm thế mới, được xác định là năm trọng tâm triển khai nhiệm vụ đổi mới giáo dục ở bậc phổ thông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục