Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại lúa

  • Cập nhật: Thứ tư, 1/6/2011 | 2:22:38 PM

YBĐT - Hiện nay, diện tích lúa xuân trà I trong tỉnh đang trong giai đoạn ngậm sữa - chắc xanh - đỏ đuôi, trà II đang trong giai đoạn trỗ bông.

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn bà con nông dân xã Tuy Lộc (thành phố Yên Bái) chăm sóc lúa.
Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn bà con nông dân xã Tuy Lộc (thành phố Yên Bái) chăm sóc lúa.

Theo thông báo của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Yên Bái, tính đến ngày 20/5/2011 diện tích lúa trên địa bàn tỉnh đã và đang xuất hiện các loại sâu bệnh hại như: bệnh đạo ôn ở giai đoạn làm đòng, trỗ bông là 218,7 ha trong đó có 16,4 ha bị nhiễm nặng, diện tích bị rầy nâu, rầy lưng trắng gây hại là 202,5 ha trong đó nhiễm nặng là 1 ha; ngoài ra còn các đối tượng sâu bệnh hại khác như:  sâu đục thân, bọ xít dài, sâu cuốn lá nhỏ, chuột, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá...

Để  hạn chế mức độ thiệt hại do sâu bệnh gây ra, góp phần đảm bảo năng suất và sản lượng lúa vụ xuân năm 2011, thời gian từ nay đến cuối vụ, bà con cần lưu ý phòng trừ  các đối tượng sâu bệnh hại chính sau:

1. Đối với bệnh đạo ôn: Nguyên nhân: Do nấm gây ra

-  Triệu chứng: Vết bệnh trên lá lúa đầu tiên là các vết dầu nhỏ màu xanh, dần dần bệnh phát triển thành hình thoi, rìa có màu nâu đỏ, giữa bạc trắng. Khi bị nặng các vết bệnh liên kết lại với nhau thành từng mảng lớn hình thù không rõ rệt. Trên cổ bông, gié có những điểm màu nâu xám. Sau đó vết bệnh to dần bao quanh cổ bông làm cổ bông bị héo, bông lúa bạc trắng hoặc lửng lép. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ không khí cao, trời âm u, mưa phùn kéo dài.

- Biện pháp phòng trừ:  Khi lúa bị bệnh đạo ôn tuyệt đối không được bón phân nuôi đòng, nuôi hạt, không phun các loại thuốc kích thích sinh trưởng, phân bón lá. Khi lúa bị bệnh cần sử dụng một trong các loại thuốc như: Fujione 40EC; Kabim 30 WP, Triozole (Beam) 20WP... sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì của từng loại thuốc. Đặc biệt, những diện tích lúa đã bị bệnh đạo ôn lá thì phải phun phòng 2 lần trước và sau trỗ bông 1 tuần bằng 1 trong các loại thuốc trên.

2. Đối với rầy nâu, rầy lưng trắng:

- Triệu chứng: Rầy chích hút nhựa bẹ, thân, lá lúa làm cho thân bẹ lá lúa bị khô héo, khi mật độ rầy cao gây hại nặng làm cho thân, bẹ, lá lúa khô héo (hiện tượng cháy rầy). Vụ xuân rầy hại mạnh ở giai đoạn từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 5.

- Biện pháp phòng trừ: Thường xuyên kiểm tra thăm đồng. Khi thăm đồng cần lội vào giữa ruộng quan sát kỹ gốc, thân lúa để phát hiện sớm, kịp thời và phun thuốc khi rầy còn tuổi nhỏ (tuổi 1-3), đây là giai đoạn rầy dễ mẫn cảm với thuốc. Sử dụng một số loại thuốc sau:

+ Giai đoạn lúa làm đòng - trỗ bông: sử dụng một trong các loại thuốc: Actara 25WG, Admire 50 EC, Chess 50WG phun không cần rạch hàng. Không phun thuốc vào lúc lúa đang phơi màu.

+ Giai đoạn lúa đã ngậm sữa, chắc xanh: sử dụng một trong các loại thuốc như: Actara 25WG, Admire 50 EC, Chess 50WG phun không cần rạch hàng hoặc Bassa 50EC, Vibasa 50EC trước khi phun rạch nhẹ thành những luống nhỏ từ 4-5 hàng lúa. Những nơi có mật độ rầy quá cao nên phun hỗn hợp 2 loại thuốc tiếp xúc và nội hấp, sau khi phun khoảng 5-7 ngày phải kiểm tra lại, nếu mật độ rầy còn cao phải phun tiếp lần 2.

3. Bệnh khô vằn: Nguyên nhân do nấm gây ra

- Triệu chứng: Vết bệnh ban đầu là những đốm hình bầu dục, màu lục tối hoặc xám nhạt trên bẹ lá gần mặt nước. Đốm bệnh dài khoảng 1cm hình ô van hay hình elip. Vết bệnh có thể loang rộng ra trên bẹ, trên lá và trên cổ bông, thậm chí trên hạt. Đốm bệnh ban đầu dài khoảng 1cm hình ô van hay hình elip sau đó kéo dài ra khoảng 2-3 cm và hợp lại với nhau tạo thành hình dạng những đám mây hoặc đốm vằn da hổ. Viền của vết bệnh có màu sắc loang lổ khác nhau.

- Biện pháp phòng trừ: Sử dụng 1 trong các loại thuốc hoá học để phun như Validacin 3SL, Validacin 5SL  hoặc  Anvil 5SC.

Trần Ngọc Sơn

Các tin khác

YBĐT - Thực hiện chủ trương đào tạo nghề cho lao động nông thôn và Đề án 1956 của Chính phủ, năm 2010, tỉnh Yên Bái đã mở 108 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn với 3.260 người được đào tạo.

Khách hàng mua thỏ giống tại một trang trại nuôi thỏ ở xã Bảo Hưng (Trấn Yên). (Ảnh: Ngọc Tú)

YBĐT - Những năm qua, phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã được các cấp Hội Nông dân huyện Trấn Yên phổ biến rộng rãi đến hội viên.

Gia đình anh Nguyễn Văn Hợp ở thôn Cầu Dài, xã Yên Hưng được nhà nước hỗ trợ xóa nhà tạm.

YBĐT - Thực hiện chương trình hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm cho lao động nghèo, 5 năm qua, huyện Văn Yên đã tạo việc làm cho 377 lao động đi xuất khẩu chủ yếu ở các thị trường: Malayxia, Trung Quốc, Brunei...

Lớp học nghề may tại Trung tâm Dạy nghề huyện Mù Cang Chải.

YBĐT - Công tác đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn đã được huyện Mù Cang Chải xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần vào sự phát triển kinh tế chung đến năm 2020.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục