Kỹ thuật phòng trừ các loại sâu bệnh chính hại lúa mùa

  • Cập nhật: Thứ hai, 3/9/2012 | 9:24:52 AM

YBĐT - Trong vụ mùa, thời tiết thường có những đợt nắng nóng xen kẽ với những đợt mưa rào. Đó là điều kiện thuận lợi cho một số loại sâu bệnh phát sinh gây hại cho lúa. Bà con nông dân cần chủ động theo dõi, phát hiện và phòng trừ một số loại sâu, bệnh hại chính trên lúa như sau:

Nông dân phun thuốc bảo vệ thực vật diệt trừ sâu cuốn lá nhỏ.
Nông dân phun thuốc bảo vệ thực vật diệt trừ sâu cuốn lá nhỏ.

1. Ốc bươu vàng

*Tác hại: Ốc bươu vàng ăn phiến lá và lá nõn lúa, ốc hoạt động cả ngày lẫn đêm nhưng mạnh nhất vào sáng sớm và chiều tối, ốc có thể cắn trụi tới tận gốc lúa, cây khó có khả năng phục hồi.

*Biện pháp phòng trừ:

- Biện pháp thủ công: Đối với những ruộng có ốc, trước khi gieo sạ, cấy lúa nên khơi xung quanh ruộng để ốc trập trung thu bắt dễ dàng. Khi cấy cần tăng số dảnh/khóm và tăng lượng giống khi gieo sạ từ 5 – 10% so với quy trình kỹ thuật để trừ hao ốc ăn mất sau này.

Những khu ruộng liền kề ao, hồ, suối, mương... có nhiều ốc, ở đầu dòng chảy nên dùng lưới chắn 3 lớp để ngăn ốc xâm nhập vào ruộng gây hại. Giữ mực nước trong ruộng phù hợp khi cây lúa còn nhỏ (khoảng 2 - 3cm) để hạn chế sự di chuyển của ốc sang nơi khác. Trong quá trình chăm sóc lúa nếu thấy có ốc và ổ trứng cần thu gom và tiêu huỷ ngay.

Đối với những diện tích chưa bị nhiễm ốc bươu vàng cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện kịp thời và tổ chức phòng trừ hiệu quả

- Biện pháp hoá học: Khi mật độ ốc bươu vàng từ 5 con/m2 trở lên, dùng một trong các loại thuốc sau pha 12 gam thuốc với 12 lít nước phun cho 1 sào: Pazol 700WP, Hn-samole700WP, CloDan Super 700WP, Snail 700WP, Nel Super 70 WP. Lưu ý: Để trừ ốc bươu vàng hiệu quả nên phun 2 lần. Đối với ruộng gieo sạ nên phun vào các rãnh khơi xung quanh ruộng. Khi phun thuốc, ruộng phải xâm xấp mặt nước (mực nước dưới 5cm).

2. Sâu cuốn lá

*Tác hại:

- Sâu cuốn lá nhỏ: sâu non cuốn dọc từng lá từ chóp lá xuống phiến lá. Sâu nằm trong ăn nhu mô lá xanh, để lại lớp màng mỏng làm cho lá lúa bạc trắng xơ xác. Mỗi sâu non có thể cuốn và gây hại 5 đến 7 lá.

- Sâu cuốn lá lớn: sâu nhả tơ cuốn nhiều lá thành tổ, nằm bên trong ăn khuyết từng phần của lá lúa. Vào đầu vụ, sâu có thể cuốn cả khóm lúa thành một búi rồi cắn cụt các khóm.

* Điều kiện phát sinh:

Ruộng lúa xanh tốt rậm rạp, có bản lá rộng, ruộng gần bờ mương, đường đi, ruộng ven làng càng hấp dẫn ngài đẻ trứng. Mỗi năm sâu phát sinh 6 – 7 lứa gây hại nặng nhất trong vụ mùa, tập trung nhất từ trung tuần tháng 8 đến giữa tháng 9 trên lúa mùa chính vụ.

* Biện pháp phòng trừ:

- Ngắt bao lá để diệt sâu khi mật độ thấp. Khi sâu có mật độ cao (giai đoạn đẻ nhánh 50 con/m2, giai đoạn trỗ 20 con/m2) diệt trừ bằng một trong các loại thuốc sau pha với 20 lít nước phun cho một sào: Padan 95SP pha 25 - 30gr thuốc, Ofatox 400EC pha 40 - 50cc thuốc hoặc Fastac 5EC pha 15 - 20cc thuốc.

Thuốc bảo vệ thực vật cần được phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Ngoài ra, bà con nông dân cần thường xuyên thăm đồng và chú ý một số loại sâu bệnh khác như: rầy nâu, rầy lưng trắng, ruồi đục nõn…

Các tin khác

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao đàm phán, thống nhất với phía Hàn Quốc quy định chế tài về tài chính nhằm ràng buộc, đồng thời khuyến khích người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc về nước đúng thời hạn.

Đồng chí Hoàng Đức Vượng - Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội kiểm tra lớp dạy nghề đan ở huyện Lục Yên.

YBĐT - Đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của LĐNT và điều kiện của địa phương đang là một hướng đi cần được quan tâm hiện nay. Do đó, trong đào tạo nghề cho LĐNT cần làm tốt công tác khảo sát nhu cầu để phân loại đối tượng, ngành nghề đào tạo một cách hiệu quả nhất.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên Trung tâm Dạy nghề Văn Yên không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn. Ảnh: Cán bộ, giáo viên tham gia hội giảng cấp tỉnh.

YBĐT - Những năm qua, Trung tâm Dạy nghề huyện Văn Yên (Yên Bái) đã đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề, tăng cường đội ngũ giáo viên, trang thiết bị, từng bước đạt chuẩn về cơ sở vật chất, ngành nghề đào tạo; quy mô dạy nghề được mở rộng đáp ứng ngày càng cao nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT).

Học viên khoa cơ khí hệ trung cấp trường Đại học công nghiệp TPHCM trong giờ thực hành trên máy phay.

Sáng 21-8, trước khi trả lời chất vấn trực tiếp trong khuôn khổ phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền đã có báo cáo gửi đại biểu Quốc hội về tình hình đào tạo nghề, công tác quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục