Xung quanh khu vực bãi rác Tuần Quán:

Môi trường ô nhiễm, người dân lo lắng

  • Cập nhật: Thứ năm, 7/8/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - 7-8 giờ sáng, những chiếc xe chở đầy rác thải của thành phố Yên Bái nối đuôi nhau đi qua nhà ông Nguyễn Văn Sen, tổ 39 phố Tuần Quán, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái. Không được che đậy, những chiếc xe chạy với tốc độ cao, bụi đường mù mịt và rác trên xe bay tung toé xuống đường.

Nước đầm đã mấp mé đường vào Đền Tuần Quán.
Nước đầm đã mấp mé đường vào Đền Tuần Quán.

Công ty công trình và môi trường đô thị là đơn vị duy nhất của tỉnh làm công việc thu gom rác thải trong thành phố Yên Bái. Không thể phủ nhận công việc này đã giúp thành phố sạch và đẹp hơn. Tuy nhiên, xunh quanh khu vực bãi rác Tuần Quán môi trường ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của hơn 20 hộ dân thuộc tổ 39 – phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái. Những người dân nơi đây đang hết sức lo lắng tới sức khoẻ của họ và gia đình họ.

Gia đình anh Nguyễn Hữu Lễ chuyển đến tổ 39 phố Tuần Quán, phường Yên Ninh thành phố Yên Bái từ năm 1992. Đến năm 1996 thì bãi rác thành phố Yên Bái được định tại khu vực Đầm trâu chết của phố Tuần Quán chỉ cách nhà anh Lễ theo đường chim bay mấy chục mét. Hơn 20 năm gia đình anh sống tại đây cùng chung với những gia đình khác phải chịu đựng những trận tấn công của ruồi, muỗi, mùi xú uế bốc lên từ khu vực bãi rác. Hiện nay, gia đình anh là hộ dân gần bãi rác nhất, và chịu nhiều ảnh hưởng từ bãi rác.

Anh Lễ cho biết: “Vào năm 2000, gia đình tôi cũng là một trong nhiều hộ dân sống gần khu vực bãi rác Tuần Quán được di dời, nhưng không hiểu vì lý do gì mà gia đình tôi là hộ duy nhất còn sót lại. Và từ đó đến nay, cũng không còn đợt di dời nào nữa”. Cho đến bây giờ, gia đình anh và một số hộ gia đình khác của tổ 39 hằng ngày vẫn phải hứng chịu những hệ luỵ xung quanh khu bãi rác.

Bãi rác thành phố nằm trên khoảng đất của Trại truyền tinh cũ và một phần của Đầm trâu chết. Rác thải không phân loại được đổ phía trên, mưa xuống, toàn bộ nước ngấm xuống rác được chảy xuống đầm. Lâu ngày, nước đầm đã đen lại. Nắng, mùi hôi thối bốc lên từ đầm bay ra khắp khu vực xung quanh. Trong khi đó, nước đầm lại là nguồn tưới tiêu chủ yếu cho vài chân ruộng của dân quanh vùng.

Khi nước đầm theo mương dẫn ra ruộng thì cũng là lúc giếng nước sinh hoạt nhà bà Bảo bắt đầu chuyển màu và có mùi tanh. Bà Bảo bức xúc nói: “Một năm vài lượt dẫn nước ra ruộng, rồi khi mưa to, nước đầm dân lên cũng phải tháo nước theo mương ra sông. Bao giờ cũng thế cứ dẫn nước là giếng nhà tôi lại đục và tanh.”

Nếu chỉ tính khoảng cách từ Đầm trâu chết (trước cửa nhà) đến nguồn nước nhà anh Lễ  chỉ hơn chục mét. Anh cũng cho biết, khoảng 4 năm trước cũng có 1 đoàn tới kiểm tra nguồn nước cho nhà anh nhưng anh cũng không biết giếng nhà mình có bị nhiễm bẩn hay không, chỉ thấy người ta rắc một loại bột gì đó xuống và họ bảo là thuốc khử trùng. Nhưng từ đó đến nay gia đình anh vẫn ngày ngày dùng nước lấy từ giếng để sinh hoạt.

Kinh tế gia đình khó khăn, còn nhiều khoản phải chi trả nên anh chị không thể đi xét nghiệm nước với giá 700 ngàn đồng bằng nửa tháng lương công nhân của anh.  Mỗi khi nước trong đầm dâng lên, anh bắt đầu thấy mùi tanh của nước giếng nhà mình, thì lúc đó anh mới biết là nước đầm đã ngấm vào giếng, còn mức độ nhiễm bẩn ra sao thì anh cũng không thể biết.

Mặt khác, nước đầm đã mấp mé đường nhựa - con đường duy nhất có thể đi vào khu du lịch tâm linh Đền Tuần quán. Những hôm trời mưa, nước đầm tràn lên ngập đường; rồi những xe rác được rửa ngay cạnh đường, rác, nước bẩn chảy xuống đầm và chảy thẳng ra đường khiến người dân và du khách khó khăn trong đi lại rồi mùi hôi tanh bốc lên, gây một tâm lý không dễ chịu mỗi lần vào Đền Tuần Quán.

Khó khăn chồng chất khó khăn, khi hầu hết các hộ dân thuộc tổ 39 đều làm nông nghiệp và công nhân lao động, thu nhập chỉ đủ để trang trải cuộc sống. Anh Lễ tâm sự: “Nhiều khi tôi cũng muốn chuyển nhà đi nơi khác để có thể yên tâm hơn, chứ ở đây 2 đứa nhỏ ốm đau suốt, nhưng làm sao mà có tiền để chuyển được”.

Còn những người dân khác thì ngày ngày lo sợ không biết nguồn nước sinh hoạt của nhà mình ra sao, rồi những mùi xú uế đặc trưng bốc lên từ bãi rác… “Chúng tôi giờ chỉ mong các cơ quan chức năng xét nghiệm nguồn nước, có những biện pháp xử lý, bởi nước là thứ không thể thiếu hàng ngày cũng như không khí vậy” - đó là mong muốn không chỉ của anh Lễ, bà Bảo mà của tất cả người dân thuộc tổ 39 phường Yên Ninh – thành phố Yên Bái.

Nguồn nước quanh khu bãi rác Tuần Quán có bị nhiễm bẩn hay không, con đường vào khu du lịch tâm linh đền Tuần Quán có được cải thiện? Tất cả còn  phải chờ các cơ quan chức năng vào cuộc và đặc biệt là Công ty công trình và môi trường đô thị.

Minh Tư

Các tin khác
Xóm Mới ra đời nhờ sự nhiệt tình của anh em trong Tổ và Ban Bảo vệ của phố, của phường.

YBĐT - Không mấy ai nhớ chính xác cái tên xóm “bụi” có từ năm nào. Chỉ biết rằng đã có một thời gian dài và chưa lâu lắm đây là địa bàn hoạt động chủ yếu của dân “anh chị” và là điểm “nóng” nhức nhối về tội phạm và tệ nạn ma tuý. Giờ thì xóm “bụi” ngày nào không còn được nhắc tới nữa mà thay vào đó là một xóm mới với cái tên đầy khát vọng: xóm Mới.

YBĐT - Những ngày tháng 7, chiếc xe ô tô chở 30 cựu thanh niên xung phong (TNXP) đại diện cho 1.100 cựu TNXP tỉnh Yên Bái xuất phát từ thành phố Yên Bái vượt qua chặng đường hơn 1.300 km trở về thăm lại chiến trường xưa đúng dịp kỷ niệm 40 năm chiến thắng Ngã ba Đồng Lộc lịch sử.

Người dân Việt Thành (Trấn Yên) đã nhổ bỏ dâu (phơi la liệt trên các thửa ruộng) để chuyển đổi sang trồng các loại cây màu khác. Ảnh: Đức Thành)

YBĐT - Nhiều hộ dân ở xã Việt Thành, huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã phá dâu, bỏ tằm - nghề mới khôi phục lại mà họ từng kỳ vọng. Kịch bản lặp lại như cây chè những năm rớt giá - một câu chuyện về mối quan hệ giữa nông dân với doanh nghiệp với những bất ổn giữa vùng dâu tằm không yên tĩnh...

Anh Vũ Thanh Tùng (áo com lê đen, trong cùng) hướng dẫn nhóm đối tượng nghiện hút cách sử dụng bao cao su để đảm bảo sinh hoạt tình dục.

YBĐT - Ở thị xã Nghĩa Lộ có “nhóm của những người vợ”, huyện Lục Yên là “nhóm của các chị em", còn ở thành phố Yên Bái những “người trong cuộc” ấy đang thành lập “nhóm của những anh em có HIV/AIDS". Mỗi người một hoàn cảnh, một nỗi khổ tâm riêng nhưng tất cả đều chung một nỗi đau do AIDS và chung một mục đích “làm mọi điều có thể để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch AIDS...".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục