Điều em muốn nói

  • Cập nhật: Thứ ba, 26/7/2011 | 9:13:57 AM

Chúng em tin, trong một môi trường lành mạnh chúng em sẽ bước qua được những sợi dây cám dỗ, bước những bước vững vàng về phía trước.

Lứa tuổi của chúng em, hai môi trường ảnh hưởng lớn nhất đó là gia đình và nhà trường. Chúng em muốn cha mẹ là gương để soi vào biết việc mình làm đúng hay sai, thầy cô ngoài việc truyền đạt kiến thức hãy hướng chúng em vào những hoạt động có ích, định hướng cho chúng em tương lai, cho chúng em có nghị lực để vượt qua những cám dỗ và tự tin về năng lực bản thân.

Ngày đi học mẫu giáo, hầu hết chúng em đều tự hào về cha mẹ của mình. Đối với chúng em, cha mẹ là vĩ đại, là nguồn hiểu biết vô tận, là người quan trọng nhất trong cuộc đời. Chúng em có thể cãi nhau hàng giờ để xem cha mẹ ai giỏi hơn. Khi học lên, chúng em thường nói thầy cô giáo tớ dạy thế này, nói thế kia. Vì thế, chúng em không muốn đọc những bài báo viết về mặt trái của các thầy cô giáo mà đối tượng chịu hậu quả trực tiếp là chúng em. Càng không muốn nhìn thấy những “sự không trung thực” trong cuộc sống hàng ngày của người lớn. Thầy cô, cha mẹ dạy chúng em cách cư xử, nhưng dường như nhiều khi mọi người lại sống “không thật với nhau”, chính điều đó làm chúng em đôi khi dao động, mất phương hướng, thiếu niềm tin…

Khi chúng em bước vào lúc tập khẳng định mình, chúng em luôn mong muốn trong những vấp ngã đầu đời dù lớn hay nhỏ cũng có bàn tay xoa dịu của cha mẹ, thầy cô. Ông nội em dạy em rằng, muốn đánh con vật hãy mang sang nhà hàng xóm, trong cơn đau nó sẽ tìm đường về nhà. Thế nhưng, em thấy thương cho nhiều người bạn trong độ tuổi của em khi chính tổ ấm của các bạn làm các bạn bị tổn thương. Có bạn “lạc đường”, đánh mất tương lai cũng vì thế.

Hàng ngày, chúng em tiếp xúc với rất nhiều cám dỗ của cuộc sống mà nếu thiếu một chút hiểu biết, thiếu một chút nghị lực thôi chúng em sẽ bị cuốn đi và hòa tan vào nó, tự đánh mất mình. Nỗi đau lớn nhất của chúng em “là bị nhổ bật rễ đúng chỗ mà mình được gieo xuống”. Vẫn biết rằng, chúng em đôi lúc chỉ mải đi đổ lỗi cho thầy cô, cha mẹ mà không dám chấp nhận một sự thật là lỗi ở chính mình. Nhưng cũng có một sự thật là chúng em cần lắm những sự cảm thông, chia sẻ, động viên, nâng đỡ, tiếp tục dìu dắt của cha mẹ, thầy cô.

Chúng em muốn tìm được mục đích sống bởi “dù ngắn hay dài, cuộc sống có trọn vẹn hay không là do mục đích quyết định”. Và chính cha mẹ, thầy cô với kinh nghiệm của những người đi trước hãy định hướng cho chúng em, cho chúng em xây dựng ước mơ của mình và kiên định với nó. Chúng em tin, trong một môi trường lành mạnh chúng em sẽ bước qua được những sợi dây cám dỗ, bước những bước vững vàng về phía trước.

Hà Linh
(Ghi theo lời kể của một học sinh THPT)

Các tin khác
Khoảnh khắc học sinh Việt Nam được vinh danh

Sau 12 năm, kể từ khi Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia được tổ chức trên phạm vi cả nước và tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế từ năm 2012 đến nay, đây là lần đầu tiên Việt Nam đoạt giải nhì.

Tuấn Minh là người Việt trẻ nhất lọt vào danh sách Forbes

Tuấn Minh, sinh viên năm thứ ba ngành Quản trị Kinh doanh một trường ĐH tại Hà Nội, vừa được Tạp chí Forbes bình chọn vào danh sách "30 Under 30 Asia".

Nguyễn Đắc Lê Bách, học sinh lớp 12 Chuyên Tin, trường THPT Hà Nội - Amsterdam, vừa đạt kết quả ấn tượng khi giành được học bổng 100% từ ĐH Sydney, Australia.

Nguyễn Đắc Lê Bách, học sinh lớp 12 Chuyên Tin, trường THPT Hà Nội - Amsterdam, vừa giành được học bổng 100% từ ĐH Sydney, Australia.

Viện Toán học của ĐH Stanford (Mỹ) đưa tin về TS Phạm Tuấn Huy và TS Jinyoung Park được trao giải thưởng Dénes König 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục