Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái lấy ý kiến tham gia Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi)

  • Cập nhật: Thứ tư, 15/5/2024 | 3:46:16 PM

YênBái - Như tin đã đưa, chiều 15/5, tại Liên đoàn Lao động tỉnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái tiếp tục tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham gia vào Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) trình tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Đồng chí Nguyễn Quốc Luận - Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tham dự Hội nghị có đại biểu Quốc hội tỉnh Triệu Thị Huyền; lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Liên đoàn lao động tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành, các phòng, ban trực thuộc, chủ tịch công đoàn các ngành, doanh nghiệp kinh doanh địa bàn tỉnh… 

Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) gồm 6 chương, 36 điều (trong đó sửa đổi, bổ sung 28 điều; giữ nguyên 5 điều; thêm mới 4 điều; bỏ 1 điều so với Luật Công đoàn năm 2012).

Tham gia ý kiến vào dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi), các đại biểu tập trung phân tích, đánh giá các nội dung như: quy định về tổ chức bộ máy công đoàn, cơ chế quản lý cán bộ công đoàn và tăng cường vai trò của Công đoàn Việt Nam; quy định về tổ chức bộ máy công đoàn trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và sự ra đời của tổ chức người lao động tại doanh nghiệp ngoài hệ thống Công đoàn Việt Nam; các quy định của pháp luật công đoàn nhằm bảo đảm cho Công đoàn Việt Nam thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trong bối cảnh mới… 

Các đại biểu cũng đánh giá những nội dung dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) là cần thiết, phù hợp, có nhiều điểm mới tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động công đoàn. Vì vậy, các đại biểu cơ bản nhất trí với nội dung quy định.

Tuy nhiên, một số đại biểu có ý kiến về một số nội dung, như: việc xác định biên chế cho các liên đoàn lao động cấp tỉnh, cấp huyện cần được xác định dựa trên yêu cầu nhiệm vụ dựa trên các tiêu chí số lượng đoàn viên, người lao động; số lượng công đoàn cơ sở; tính chất, mức độ phức tạp của quan hệ lao động phù hợp với tính chất, đặc thù để khắc phục tình trạng cào bằng trong phân bổ biên chế; ý kiến về việc bổ sung đối tượng "hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã” vào điều 3, vì hiện nay, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sử dụng nhiều lao động, cần có một tổ chức đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; bổ sung đối tượng cá nhân có sử dụng lao động vì đối tượng này có khá nhiều trong thực tế. 

Cùng đó, đại biểu cũng có ý kiến, Dự thảo Luật quy định cần cụ thể hơn hành vi bị nghiêm cấm về "cản trở, gây khó khăn trong việc thực hiện quyền công đoàn” và các nội dung trên để thuận lợi cho việc áp dụng trên thực tế. Đòng thời đề nghị bổ sung nội dung trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các quy định với tư cách là một tổ chức chính trị - xã hội; nội dung về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đoàn viên công đoàn cần được luật hóa để thuận tiện cho việc thực hiện, từ đó không có quá nhiều văn bản ở những nội dung này. 

Về trình tự thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam, đây là vấn đề mới, chưa có tiền lệ, do vậy, các đại biểu đề nghị không nên quy định "cứng” trong Luật mà do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định để đảm bảo linh hoạt.

Đại biểu cũng đề xuất sửa đổi trong Dự thảo Luật việc giao cho công đoàn có quyền thực hiện giám sát hoặc tham gia, phối hợp do giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó có tổ chức công đoàn, là hoạt động giám sát mang tính xã hội, không mang tính quyền lực nhà nước. Điều này xuất phát từ bản chất nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân; nhân dân (người lao động) thực hiện quyền làm chủ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình thông qua tổ chức đại diện của họ là công đoàn; trong các giai đoạn lịch sử, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng và phát huy hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội… 


Đồng chí Nguyễn Quốc Luận - Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh phát biểu kết luận Hội nghị lấy ý kiến tham gia vào Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi).

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nguyễn Quốc Luận đã ghi nhận, đánh giá những ý kiến đóng góp của đại biểu đã rất tập trung về nội dung của dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi). Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh sẽ tiếp thu các ý kiến và xem xét, tổng hợp làm cơ sở tham gia đóng góp ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 20/5  đến 27/6 tới đây.

Sáng mai 16/5, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp tục tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham gia vào Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Dược, tại Sở Y tế tỉnh.

Minh Huyền - Đức Toàn

Tags Đoàn Đại biểu Quốc hội Dự án Luật Công đoàn công nhân doanh nghiệp

Các tin khác
Ủy ban MTTQ huyện Văn Yên khóa XV, nhiệm kỳ 2024 – 2029 ra mắt Đại hội

Trong 2 ngày 14- 15/5, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Văn Yên đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XV, nhiệm kỳ 2024-2029 với sự tham dự của 162 đại biểu đại diện cho các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường báo cáo về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 7

Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 39 nội dung, trong đó, có 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 15 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.

Yên Bái quyết tâm trở thành tỉnh khá vào năm 2025 và nằm trong nhóm tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2030.

Với tiềm năng vốn có và những thành tựu mang tính nền tảng, những lợi thế mới được hình thành trong quá trình đổi mới và phát triển, trong bối cảnh tình hình đất nước, khu vực và thế giới có nhiều cơ hội thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, đòi hỏi Yên Bái phải tiếp tục kiên định, vận dụng sáng tạo lời dạy của Bác, tìm ra những hướng đi, cách làm sáng tạo và đột phá mới.

Sáng 15/5, tại Toà án nhân dân tỉnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham gia vào Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Công chứng (sửa đổi) trình tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Đồng chí Nguyễn Quốc Luận - Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì Hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục