Sức xuân ở vùng chè Trấn Yên

  • Cập nhật: Thứ tư, 7/3/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Những ngày đầu xuân này, khắp các bản làng trên quê hương Trấn Yên, trong cái nắng xuân ấm áp đang nảy lên những lộc chè xanh mơn mởn. Tất cả như hứa hẹn một vụ chè bội thu khi xuân mới bắt đầu. Và mỗi người dân làm chè ở Trấn Yên lại có quyền nghĩ đến một mùa chè như ý thu nhất là đối với sản phẩm chè Bát Tiên đã được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa riêng để sản phẩm này vươn xa đến mọi miền.

Nông dân huyện Văn Chấn đang chăm sóc chè xuân. (Ảnh: Thanh Sơn)
Nông dân huyện Văn Chấn đang chăm sóc chè xuân. (Ảnh: Thanh Sơn)

Cây chè từ lâu đã được huyện Trấn Yên xác định là cây kinh tế mũi nhọn mang lại nguồn thu nhập chính cho người dân. Chính vì vậy, với trên 2.650 ha hiện có, trong đó có 2.415 ha chè kinh doanh, năm 2006 sản lượng chè búp tươi toàn huyện đạt trên 14.000 tấn chế biến chè đạt giá trị 16,6 tỷ đồng. Các xã có diện tích chè lớn như Bảo Hưng, Việt Cường, Hưng Thịnh, Âu Lâu, Hưng Khánh, Báo Đáp... đã và đang hình thành những đồi chè chất lượng cao được quy hoạch bài bản, chăm sóc, thu hái theo đúng quy trình kỹ thuật.

Điển hình ở xã Đào Thịnh, khu vực các thôn 5,6,7 đường giao thông đang được bê tông hóa, đa số người dân đều sống dựa vào cây công nghiệp như chè, quế và cây nguyên liệu giấy. Bình quân mỗi hộ thường có từ 5 đến 7 sào chè, nhiều hộ có tới 1 đến 1,5 ha. Những ngôi nhà xây khang trang rộng rãi dưới chân những quả đồi hầu hết là từ nguồn thu ở cây chè. Trong căn nhà xây vừa mới hoàn thành trị giá tới cả trăm triệu đồng, ông Đặng Quang Hòa ở thôn 7 xã Đào Thịnh, cho biết: “Giá chè búp tươi năm qua ổn định từ 1800đ - 2000đ/kg, nên với gần 1 ha chè trung du, gia đình có nguồn thu tới chục triệu đồng. Cây chè đã là nguồn thu nhập chính và nâng cao đời sống cho gia đình tôi”
Không chỉ riêng gia đình ông Hòa mà đại đa số cuộc sống của người dân làm chè ở Đào Thịnh đang dần được cải thiện. Với 156 ha chè trên toàn xã. Năm qua, nguồn thu từ cây chè của người dân đạt 1,5 tỷ đồng. Nhờ vậy, Đào Thịnh có trên 90% số hộ có phương tiện nghe nhìn; trên 50% hộ làm chè có nhà xây kiên cố; người dân có điều kiện cho con em được học tập chu đáo và tích cực tham gia vào các phong trào chung của địa phương.

Rời xã Đào Thịnh, chúng tôi đến với xã vùng cao Việt Cường. Dọc hai bên đường về đến trung tâm xã đã phủ kín màu xanh của búp chè xuân. Với trên 200 ha chè hiện có, Việt Cường là một trong 3 xã có diện tích chè lớn nhất huyện. Chè là cây chủ lực trong công cuộc xóa đói giảm nghèo ở xã vùng cao này. Đặc biệt, để từng bước thay đổi nhận thức của người dân và nâng cao thu nhập cho người làm chè, Đảng bộ và chính quyền xã đã có nhiều giải pháp vận động người dân tích cực chuyển đổi diện tích chè già cỗi cho năng suất thấp trồng sang trồng giống chè mới cho năng suất, chất lượng cao. Hiện toàn xã đã thực hiện chuyển đổi được 30 ha chè LDP1, 21,5 ha chè Bát Tiên. Năm 2007 xã tiếp tục trồng cải tạo thay thế 10 ha chè Bát Tiên, phấn đấu đến năm 2010 sẽ có diện tích chè chất lượng cao trên 45 ha. Từ đó, từng bước đưa cây chè của Việt Cường không chỉ là cây xóa đói giảm nghèo mà còn trở thành loại cây tạo ra sản phẩm hàng hóa làm giàu cho người dân.

Ban quản lý chương trình chè của huyện Trấn Yên đã và đang có nhiều giải pháp để mở rộng diện tích chè chất lượng cao và phát triển khâu chế biến tiêu thụ sản phẩm. Từ chỗ chỉ có 6 ha chè Bát Tiên được trồng thử nghiệm năm 2002 tại xã Nga Quán đến nay diện tích chè chất lượng cao là 274 ha, với 49 ha đã cho thu hái, sản phẩm chè Bát Tiên đã có mặt trên thị trường và được nhiều người tiêu dùng đánh giá cao. Với giá chè khô thành phẩm lên tới 80.000đ - 100.000đ/kg, sản phẩm chè Bát Tiên đã được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Nhưng để sản phẩm này thực sự có thương hiệu trên thị trường thì vấn đề đặt ra hiện nay là tìm ra phương thức chiến lược trong sản xuất chế biến chè đặc sản Bát Tiên. Được biết đến nay huyện đã cho thành lập Công ty TNHH Thẩm Nhung tại xã Nga Quán, chuyên thu mua sản phẩm chè chất lượng cao để chế biến chè thành phẩm và dự kiến đi vào hoạt động ở đầu vụ chè năm 2007.

Hy vọng với những giải pháp trên sẽ làm cho vùng chè Trấn Yên tạo nên những thắng lợi mới trong sản xuất kinh doanh.

Thu Phượng

Các tin khác
Cánh đồng Tú Lệ - nơi sản sinh ra giống lúa nếp tan nổi tiếng. (Ảnh: Thanh Miền)

YBĐT - Nằm dưới chân 3 ngọn núi Khau Phạ, Khau Thán, Khau Song, đất Tú Lệ từ lâu đã nổi tiếng với nhiều nét đặc thù khó nơi nào có được. Đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu khác biệt và con người Tú Lệ cũng có bản sắc riêng. Những cô gái Thái có nước da trắng ngần, mái tóc đen nhánh và nụ cười như mùa thu tỏa nắng. Nhưng điều đặc biệt nhất phải kể đến loại lúa nếp dẻo thơm có một không hai.

Làm đường lên xã vùng cao Túc Đán - Trạm Tấu. (Ảnh: Nguyễn Xuân Tình -Trường tiểu học Phúc Sơn, Văn Chấn)

YBĐT - Công ty Quản lý xây dựng đường bộ II (QLXDĐBII) là một doanh nghiệp hoạt động công ích. Cùng với thực hiện nhiệm vụ quản lý, duy tu bảo dưỡng 411 km đường bộ trung ương và địa phương; Công ty còn tham gia đấu thầu xây lắp các công trình giao thông và đảm bảo giao thông suốt trong mọi tình huống.

Các tập thể, các nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động kinh tế đối ngoại 5 năm 2001 - 2005 được nhận bằng khen của UBND tỉnh.

YBĐT - Trong xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, công tác kinh tế đối ngoại giữ vai trò rất quan trọng trong việc huy động nguồn lực từ bên ngoài đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn như Yên Bái thì việc tranh thủ nguồn vốn bổ sung từ bên ngoài càng có vị trí đặc biệt quan trọng.

Chuần bị tiên phòng đồng loạt cho gia súc trong toàn tỉnh.

YBĐT - Để bảo đảm an toàn và phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc trong tỉnh, ngay những ngày đầu năm mới, Chi cục Thú y tỉnh đã chuyển về các huyện, thị xã, thành phố 185.000 liều vác xin để tiêm phòng cho đàn gia súc ngay trong tháng 3-2007.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục