Yên Bái:Tín hiệu vui cho xuất khẩu cuối năm

  • Cập nhật: Thứ hai, 3/7/2023 | 7:27:36 AM

YênBái - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có khoảng 90 doanh nghiệp (DN) hoạt động xuất, nhập khẩu.

Công ty cổ phần Yên Thành, huyện Yên Bình là một trong số ít doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường CPTPP. Trong ảnh: Công nhân Công ty cổ phần Yên Thành phân loại măng xuất khẩu.
Công ty cổ phần Yên Thành, huyện Yên Bình là một trong số ít doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường CPTPP. Trong ảnh: Công nhân Công ty cổ phần Yên Thành phân loại măng xuất khẩu.

Trong số đó, có 18 DN chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ; 4 DN sản xuất nhựa, 3 DN may mặc, 45 DN khoáng sản và một số DN khác. Các DN xuất khẩu trực tiếp đến khoảng 50 thị trường truyền thống như: Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ... và hơn 30 thị trường khác. Xu hướng, các sản phẩm xuất khẩu đã chuyển từ sản phẩm thô sang sản phẩm chế biến sâu. 

Từ đầu năm đến nay, kinh tế thế giới phục hồi chậm với chính sách thắt chặt tiền tệ ở nhiều quốc gia làm suy giảm nhu cầu tiêu dùng của các đối tác thương mại, lãi suất vay ngân hàng tăng cao... đã ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp (DN).

Trước tình hình đó, ngành công thương Yên Bái đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các văn bản chỉ đạo, điều hành và các giải pháp của Chính phủ, Bộ Công Thương và UBND tỉnh đảm bảo linh hoạt theo từng thời điểm và đặc biệt là nỗ lực của cộng đồng DN, nên kim ngạch xuất khẩu có bước tăng trưởng khá và tăng so với cùng kỳ. Cụ thể, 6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu ước đạt 151,69 triệu USD, bằng 88% so kế hoạch, tăng 4% so cùng kỳ. 

Trong đó, nhóm hàng nông lâm sản chế biến đạt 70,8 triệu USD, chiếm tỷ trọng 47%, tăng 31% so cùng kỳ; nhóm công nghiệp và chế biến khoáng sản đạt 33,1 triệu USD, chiếm tỷ trọng 22%; nhóm sản phẩm may mặc đạt 29,7 triệu USD, chiếm tỷ trọng 20%; nhóm sản phẩm hạt nhựa chất dẻo đạt 18 triệu USD, chiếm tỷ trọng 12%. Kết quả này là nền tảng vững chắc để hoạt động xuất khẩu của tỉnh Yên Bái tiếp tục phát huy trong thời gian tới.

Hiện nay, Việt Nam thực hiện 15 hiệp định thương mại tự do (FTA) với các khu vực, đối tác trên thế giới. Đây là cơ hội lớn để các DN trong tỉnh mở rộng thị trường, khai thác các ưu đãi, tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận. 

Đặc biệt, trong thời gian 3 năm trở lại đây, Việt Nam đã tham gia vào nhiều FTA thế hệ mới với quy mô lớn trên thế giới như: Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)... giúp mở ra cánh cửa vào các thị trường rộng lớn chưa từng có cho hàng hóa của Việt Nam, tạo cơ hội lớn cho xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh khó khăn. 

Các DN sản xuất, kinh doanh xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh bước đầu đã có DN xuất khẩu hàng hóa vào thị trường các nước này, song còn rất khiêm tốn và hầu như chưa tận dụng được hết các ưu đãi. Toàn tỉnh có 7 DN xuất khẩu sang thị trường CPTPP, giá trị xuất khẩu năm 2022 đạt 7 triệu USD, mặt hàng xuất khẩu gồm: đá xẻ, đũa gỗ, măng tre; 3 DN xuất sang thị trường EVFTA, giá trị xuất khẩu năm 2022 đạt khoảng 2 triệu USD, mặt hàng xuất khẩu là đá Block và không có doanh nghiệp nào xuất khẩu sang thị trường UKVFTA. 

Qua đây cho thấy, các DN sản xuất, kinh doanh xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh thực tế chưa tận dụng có hiệu quả các lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do để khai thác, mở rộng thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu. 

Ông Nguyễn Đức Dũng - Giám đốc Công ty cổ phần Yên Thành cho biết: "Để đạt mục tiêu năm 2023, xuất khẩu khoảng 25.000 tấn măng các loại, 10.000 m3 gỗ các loại, doanh thu khoảng 170 tỷ đồng, Công ty đã triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý, điều hành, đẩy mạnh sản xuất, phấn đấu hướng tới thị trường châu Âu”. 

Từ nay đến cuối năm 2023 thị trường xuất khẩu hàng hóa sẽ tiếp tục phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức: lạm phát gia tăng ở nhiều khu vực thị trường, nhất là tại EU, Mỹ và Trung Quốc là những thị trường xuất khẩu lớn, quan trọng… 

Ông Nguyễn Đình Chiến - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Yên Bái cho biết: "Theo quy luật thị trường, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa ở các nước trên thế giới sẽ tăng cao vào dịp mua sắm cuối năm, là cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng tỉnh ta có thế mạnh như: hàng may mặc, gỗ và các sản phẩm chế biến từ gỗ, hạt nhựa, chè, quế... Do đó, các DN trong tỉnh cần tận dụng cơ hội của thị trường trong vài tháng cuối năm để bù đắp hao hụt về xuất khẩu trong khoảng 6 tháng đầu năm”. 

Các DN cần khai thác triệt để cơ hội xuất khẩu vào các thị trường lớn như: Mỹ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Bên cạnh đó, đẩy mạnh hoạt động đàm phán để xúc tiến thương mại đến các thị trường còn dư địa phát triển. Phấn đấu giá trị xuất khẩu mỗi tháng bình quân hơn 33 triệu USD, đến cuối năm đạt 200 triệu USD trở lên.

Hồng Duyên

Tags Tín hiệu vui xuất khẩu Yên Bái

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành văn bản gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố về việc giảm mặt bằng lãi suất.

Lịch điều chỉnh xăng dầu đầu tháng 7 được chuyển sang chiều 3/7.

Giá xăng trong kỳ điều chỉnh lần này được nhận định giảm từ 150 - 250 đồng/lít nhưng giá một số loại dầu có thể sẽ tăng đến 200 đồng/lít.

Ngày 2/7, đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra hai dự án giao thông trọng điểm qua địa bàn huyện Văn Yên.

Cán bộ công chức phường Minh Tân, thành phố Yên Bái hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng VNeID.

UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành Công văn số 2028 chỉ đạo triển khai thực hiện Công điện số 557/CĐ-TTg ngày 18/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, hoàn thiện các quy định về thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục