Vùng cao Trạm Tấu tập trung thu chiêm, làm mùa

  • Cập nhật: Thứ năm, 6/7/2023 | 9:51:43 AM

YênBái - Thời tiết khí hậu vùng cao khắc nghiệt, mùa xuân rét đậm, rét hại kéo dài làm cho sản xuất vụ chiêm xuân trên địa bàn Trạm Tấu muộn hơn so với các huyện vùng thấp. Hiện tại, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đang gấp rút thu hoạch lúa xuân để kịp gieo cấy vụ mùa.

Nông dân xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu gieo cấy lúa mùa.
Nông dân xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu gieo cấy lúa mùa.

Ông Hờ A Sang, thôn Kháo Chu, xã Bản Công cho biết: "Gia đình tôi có ít ruộng nên tôi đều làm 2 vụ để đảm bảo có đủ thóc ăn. Do thời tiết lạnh, ăn tết xong mới cấy nên hiện nay ruộng của gia đình tôi mới chín tới. Tôi đang tận dụng thời tiết nắng ráo để thu hoạch cho xong, còn làm đất cấy vụ mùa. Tôi đã chủ động gieo mạ từ cuối tháng 6 bằng giống lúa Nhị ưu 838 ngắn ngày để lúa chín sớm mới bảo đảm năng suất”. 

Vụ xuân năm nay, xã Bản Công gieo cấy 212 ha. Đến ngày 4/7, nông dân đã thu hoạch xong trên 30% diện tích. Xã cũng đã tuyên truyền, vận động nông dân tập trung nhân lực để thu hoạch các diện tích lúa xuân còn lại và tu sửa, nạo vét kênh mương bảo đảm nước làm đất cũng như chủ động gieo mạ đủ tuổi, số lượng cho cấy vụ mùa. 

Vụ mùa  xã Bản Công kế hoạch gieo cấy 160 ha. Hiện tại, nông dân đã làm đất xong trên 10% diện tích. Xác định, với thời tiết ở vùng cao cuối năm thường rét sớm hơn nên để cho lúa kịp chín, không bị giá rét làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng thóc, cấp ủy, chính quyền xã cũng đã định hướng nông dân chủ yếu gieo cấy các giống lúa lai ngắn ngày như: Nhị ưu 838, Nhị ưu 89, Việt lai 20 với trên 80% diện tích, còn lại cấy giống thuần chất lượng như: nếp 87, nếp địa phương. 


Làng Nhì là một trong những xã có diện tích gieo cấy vụ xuân ít (65 ha), nhưng diện tích gieo cấy vụ mùa lại lớn với 114 ha. Để cho vụ mùa được cấy sớm đảm bảo năng suất, sản lượng, xã đã chú trọng tuyên truyền nông dân chủ động sớm gieo mạ cho vụ mùa; các diện tích lúa xuân chín đến đâu thu hoạch đến đó đồng thời tiến hành làm đất để cấy khẩn trương. 

Hiện tại, nông dân xã Làng Nhì đã thu hoạch xong trên 50 ha lúa xuân và cũng đã có trên 60 ha diện tích vụ mùa được làm đất và trên 30 ha cấy xong. 

Riêng xã Hát Lừu, nhờ có vị trí địa lý thuận lợi, với 100% diện tích ruộng nước đều ở quanh trung tâm huyện đều đảm bảo nước tưới cũng như thời tiết ấm hơn nên vụ xuân được cấy sớm và tập trung. 

Bởi vậy, xã Hát Lừu đã thu hoạch xong diện tích lúa xuân và cũng đã làm đất gieo cấy vụ mùa xong 203/225 ha, cấy được trên 70% diện tích. Hát Lừu là địa phương đứng đầu trong 12 xã, thị trấn về tiến độ thu xuân, làm mùa. 

Vụ xuân 2023, huyện Trạm Tấu gieo cấy 1.572 ha, đạt 100% kế hoạch tỉnh và huyện giao. Tính đến thời điểm hiện tại, nhân dân đã thu hoạch xong trên 57% diện tích, dự ước năng suất đạt 50,89 tạ/ha, tổng sản lượng đạt trên 8.000 tấn. 

Huyện cũng đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn chủ động phối hợp với cơ sở tuyên truyền, vận động nông dân tập trung nhân lực ưu tiên cho việc thu hoạch các diện tích lúa xuân còn lại cũng như đẩy nhanh tiến độ làm đất để hoàn thành gieo cấy vụ mùa sớm nhất.

Theo kế hoạch, vụ mùa năm 2023, huyện Trạm Tấu gieo cấy 1.535 ha với cơ cấu trên 80% là các giống lai như: Nhị ưu 838, Thái xuyên 111, Phúc thái 168, HT 3-4, MHC 2, CP 134, HKT 99, Việt Lai 20, CT 16, Nhị ưu 69, Nhị ưu 89; còn lại là giống thuần chất lượng cao như: ĐS 1, Séng cù, nếp 87 và một số giống nếp địa phương.

Để đảm bảo hoàn thành kế hoạch tổng sản lượng thóc cả năm của huyện đạt trên 14.850 tấn, góp phần quan trọng giữ vững an ninh lương thực tại chỗ, ngoài chỉ đạo công tác gieo cấy theo thời vụ, lựa chọn giống phù hợp, chủ động tu sửa kênh mương, thủy lợi bảo đảm đủ nước cho sản xuất, huyện cũng quan tâm chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn cùng các xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra, rà soát các điểm bán lẻ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... đảm bảo chất lượng, số lượng nhằm hạn chế thấp nhất nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của huyện. 

A Mua

Tags Bản Công Hát Lừu Trạm Tấu thu chiêm làm mùa

Các tin khác
Tiêm đầy đủ các loại vắc-xin phòng bệnh cho hộ chăn nuôi tại xã Cảm Nhân, huyện Yên Bình. Ảnh minh họa

6 tháng đầu năm, toàn tỉnh Yên Bái đã tiêm phòng được 314.987 liều vắc-xin cho vật nuôi.

Điện mặt trời áp mái là xu hướng tất yếu tại các doanh nghiệp.

Hướng đến chuyển đổi xanh, ưu tiên sử dụng điện mặt trời áp mái trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp ô tô nói riêng và các ngành khác nói chung là chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, vừa là yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế hội nhập. Để một chiếc ô tô xanh hơn, toàn bộ chuỗi cung ứng của nó phải xanh. Nhưng để đạt được những kỳ vọng đặt ra, doanh nghiệp sẽ cần thêm nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi để có thể yên tâm đầu tư, chuyển đổi nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng xanh, bền vững.

Các lực lượng tham gia diễn tập phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn tại xã Châu Quế Hạ.

Mục tiêu phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) năm 2023 của huyện Văn Yên là nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra, chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương có hiệu quả. Trong đó, lấy phòng ngừa là chính, công tác khắc phục hậu quả thiên tai sẽ được kết hợp với khôi phục, nâng cấp và đảm bảo phát triển bền vững.

Mô hình trồng cây mướp đắng cho hiệu quả kinh tế cao của nông dân xã Phúc Sơn.

Những năm qua, Hội Nông dân (HND) thị xã Nghĩa Lộ đã khuyến khích, tạo điều kiện để các hộ sản xuất, kinh doanh giỏi - nòng cốt xây dựng các mô hình liên kết, hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, chia sẻ cùng cộng đồng về cách thức, kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục