Cuộc "cách mạng sạch" ở vùng nông thôn nghĩa lộ

  • Cập nhật: Thứ năm, 5/4/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - "Từ khi xây dựng hầm khí sinh hoạt (HKSH) biogas, gia đình tôi đã có thêm nguồn điện thắp sáng và nhiên liệu nấu cám cho lợn và đặc biệt là giải quyết được mối bất hòa giữa gia đình và hàng xóm. Tôi vui lắm!". Đó là tâm sự của ông Nguyễn Duy Lân ở bản Pá Làng, xã Nghĩa Phúc (thị xã Nghĩa Lộ) về chiếc HKSH biogas của gia đình vừa hoàn thành cuối tháng 11/2006.

Từ năm 2004 đến nay, thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng được 40 hầm khí sinh học biôgas với tổng kinh phí gần 300 triệu đồng.
Ảnh: Thanh Bình
Từ năm 2004 đến nay, thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng được 40 hầm khí sinh học biôgas với tổng kinh phí gần 300 triệu đồng. Ảnh: Thanh Bình

Ông Lân kể: Gia đình ông sống gần đường, trước kia do chăn nuôi nhiều mà chuồng trại chưa đảm bảo nên mùi phân hôi thối, ruồi nhặng xung quanh chuồng trại là nguyên nhân của những xích mích giữa gia đình ông với hàng xóm và những người thường xuyên qua lại đoạn đường này. Từ những bức xúc ấy, nên khi được tuyên truyền xây dựng hầm khí biogas sẽ giải quyết được về môi trường lại có thêm nguồn khí đốt, phân bón ruộng, ông Lân đã hưởng ứng ngay.

Ở thị xã Nghĩa Lộ hiện nay tuy số hộ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi không nhiều nhưng với mục tiêu phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái cùng với việc triển khai xây dựng thị xã văn hóa và xây dựng chuẩn y tế quốc gia, từ năm 2004, thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai thực hiện Dự án khoa học "Ứng dụng công nghệ biogas ở thị xã Nghĩa Lộ" tại 10 hộ gia đình trên địa bàn 4 phường của thị xã với mô hình hầm nắp cố định, vòm cầu bằng vật liệu Comprosit. Kết quả ứng dụng cho thấy đây là việc làm rất cần thiết đối với các hộ chăn nuôi nhiều gia súc, gia cầm, góp phần xây dựng thị xã văn hóa xanh-sạch-đẹp. Hơn nữa sau khi đưa các hầm khí biogas vào sử dụng ổn định, hạch toán kinh phí đầu tư xây dựng và tính tiết kiệm chi phí mua than, củi đốt hàng ngày do sử dụng khí sinh học thì chỉ sau 3 năm là hòa vốn mà công trình có thể sử dụng được từ 15 - 20 năm. Ngoài ra, các hộ tham gia còn tận dụng được nguồn phân bón hữu cơ cho cây trồng, chăn nuôi thủy sản... từng bước nâng cao mức sống, tiếp cận với văn minh đô thị, giảm sức lao động của phụ nữ trong công việc nội trợ, thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Tuy nhiên, mô hình hầm khí biogas vuông, nắp Composit có nhược điểm: là vật liệu làm sẵn, chi phí vận chuyển lớn, xây vuông góc và đổ tấm nên không đảm bảo độ kín khít dẫn đến sinh khí kém. Chính vì vậy năm 2005 - 2006 để triển khai nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ biogas ra 3 xã mới sáp nhập và một số hộ ở 4 phường của thị xã, năm 2005, Nghĩa Lộ tiếp tục ứng dụng loại thiết bị hầm sinh học nắp cố định với kiểu thiết kế bể vòm KT1, KT2 với ưu điểm là tiết kiệm nguyên vật liệu, sử dụng các nguyên vật liệu có sắn, công tác vận chuyển thuận lợi, giá thành rẻ hơn từ 5 trăm ngàn  đến 2triệu đồng/hầm nên các hộ tham gia rất phấn khởi. Trong quá trình xây dựng đề tài, thị xã đã được Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam do Hà Lan tài trợ 1 phần kinh phí xây dựng. Do đó đã mở được 3 lớp tập huấn cho các hộ thực hiện dự án, phát tài liệu về giám sát trong quá trình xây dựng hầm khí biogas, tập huấn về cách vận hành sử dụng hầm khí biogas để đảm bảo an toàn và hiệu quả sử dụng lâu dài; tập huấn về sử dụng các phụ khí sinh học. Ngoài ra, chương trình còn đào tạo đội ngũ thợ xây chuyên thi công các công trình hầm khí biogas nên các công trình xây dựng đều đảm bảo kỹ thuật và thẩm mỹ.

Thành công của chương trình áp dụng khí sinh học biogas tại các hộ chăn nuôi của thị xã Nghĩa Lộ đã giúp 40 hộ tại 4 phường và 3 xã của thị xã Nghĩa Lộ được cải thiện nếp sống vệ sinh, tiết kiệm chi phí đun nấu.

Tuy nhiên với gần 400 hộ sống bằng nghề sản xuất, xay nghiền lương thực, chế biến bún, bánh phở, đậu phụ kết hợp chăn nuôi gia súc với số lượng lớn như ở thị xã Nghĩa Lộ hiện nay cho thấy nhu cầu xây dựng hầm khí biogas ở đây rất lớn. Lượng chất thải hàng ngày chưa được xử lý vừa lãng phí vừa gây ô nhiễm môi trường, trong khi thị xã Nghĩa Lộ đang xây dựng thị xã văn hóa và phấn đấu được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế. Ứng dụng khí sinh học biogas sẽ là giải pháp tốt nhất để cải thiện môi trường nông thôn. Do vậy, các hộ chăn nuôi rất mong muốn được áp dụng xây dựng hầm khí biogas với giá thành rẻ, được vay vốn, được hỗ trợ, tập huấn về kỹ thuật để nhanh chóng ứng dụng trong cuộc sống, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, xây dựng nền chăn nuôi công nghiệp đem lại lợi ích kinh tế cho gia đình, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và làm nên "Cuộc cách mạng sạch" trong vùng nông thôn của thị xã Nghĩa Lộ.

Thanh Bình

Các tin khác

YBĐT - Vân Hội thuộc huyện Trấn Yên và nằm trong vùng hồ thủy lợi Hiền Lương (Hạ Hòa - Phú Thọ) nên mỗi khi mùa mưa về, một số diện tích đất sản xuất của xã thường xuyên bị ngập nước không thể canh tác được. Do chỉ sản xuất được một vụ nên hiệu quả kinh tế trên những diện tích này rất hạn chế, nhiều hộ gia đình phải đối mặt với nguy cơ đói, nghèo.

Nông dân xã Sơn Lương (huyện Văn Chấn)nhận bầu chè giống, phục vụ cho kế hoạch trồng năm 2007.

YBĐT - Năm nay, tỉnh Yên Bái có kế hoạch trồng mới và cải tạo 705 ha chè, trong đó trồng mới và cải tạo tập trung ở vùng dự án phát triển chè ở các huyện vùng cao như Văn Chấn, Văn Yên, Lục Yên...

Trực thu thuế nhà đất tại thành phố Yên Bái. (Ảnh: Linh Nhung)

YBĐT - Luật Quản lý thuế được kỳ họp thứ 10 - Quốc hội khóa XI thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007. Để giúp bạn đọc hiểu rõ một số nội dung cơ bản của Luật, Báo Yên Bái có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Chung - Cục trưởng Cục thuế tỉnh.

Ảnh minh hoạ

YBĐT - Lang Thíp là xã vùng cao của huyện Văn Yên gồm, nhiều dân tộc sinh sống, đường sá đi lại khó khăn, kinh tế chậm phát triển. Tuy nhiên, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong xã đã có nhiều cố gắng trong phát triển kinh tế-xã hội, đời sống nhân dân ngày một nâng lên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục