Nông dân thành phố thi đua sản xuất giỏi
- Cập nhật: Thứ năm, 11/10/2007 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Những năm qua, Hội Nông dân thành phố Yên Bái đã phát huy tốt vai trò cầu nối, tạo điều kiện cho hội viên tiếp cận khoa học kỹ thuật, các nguồn vốn vay ưu đãi.
Mô hình trồng hoa, cây cảnh của ông Nguyễn Anh Dũng (phường Nguyễn Phúc) cho thu nhập gần 100 triệu đồng/năm.
|
Nổi bật trong các hoạt động của Hội là phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi” đã góp phần làm thay đổi đời sống của các hội viên.
Ngay từ đầu năm 2007, có 100% hội viên nông dân đăng ký thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi. Đồng chí Lương Xuân Liên - Chủ tịch Hội Nông dân thành phố cho biết: “Trên cơ sở các mô hình của hội viên, Hội tiến hành đánh giá nhu cầu kiến thức, từ đó xây dựng kế hoạch phối hợp với Trung tâm Khuyến nông, Trạm Thú y tổ chức các lớp tập huấn về chăn nuôi, trồng trọt, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chuyển giao khoa học kỹ thuật”.
Từ đầu năm đến nay, Hội đã tổ chức 23 lớp tập huấn cho 2046 lượt hội viên. Bên cạnh đó, Hội đẩy mạnh công tác vận động hội viên giúp nhau về kinh nghiệm làm kinh tế trang trại, sản xuất kinh doanh, cây - con giống, phân bón, thuốc trừ sâu v.v... Chín tháng qua, các hội viên đã giúp nhau 1,7 tấn thóc giống, 0,5 tấn ngô giống và trên 1 vạn bầu cây lâm nghiệp.
Đồng thời, Hội làm tốt công tác ủy thác vay vốn theo Nghị quyết liên tịch số 2308 giữa Trung ương Hội Nông dân Việt Nam với Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam, qua chương trình này, có 21 hội viên được vay với số vốn 800 triệu đồng. Cùng nguồn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố, đến nay, tổng dư nợ trong hội viên nông dân là 7,5 tỷ đồng với 888 lượt hội viên vay vốn. Nguồn vốn vay đã được các hội viên sử dụng có hiệu quả cho các mô hình sản xuất như: chăn nuôi lợn siêu nạc, chăn nuôi bò bán công nghiệp, trồng rau an toàn...
Chúng tôi đến thăm gia đình anh Đinh Phú Khánh - Chi hội phó Chi hội Nông dân thôn Tân Thành, xã Tuy Lộc với mô hình sản xuất gạch, chăn nuôi và trồng rừng. Hiện tại, anh có hai lò sản xuất gạch, công suất 80 - 100 vạn viên/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 20 lao động, thu nhập bình quân 600 - 700 nghìn đồng/tháng. Đầu năm 2004, anh đầu tư chăn nuôi lợn siêu nạc. Mỗi năm, trừ chi phí, trang trại của anh cho thu 120 - 140 triệu đồng.
Tháng 8 vừa qua, anh vinh dự là 1 trong 4 nông dân tiêu biểu của tỉnh Yên Bái đi dự Đại hội Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi toàn quốc. Anh tâm sự: “Tham gia sinh hoạt trong tổ chức hội nông dân, mình được dự nhiều lớp tập huấn về chăn nuôi, trồng rừng và được gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, cùng bàn hướng làm kinh tế cùng các hội viên khác. Qua tổ chức hội, mình cũng được vay các nguồn vốn ưu đãi để đầu tư phát triển trang trại”.
Còn rất nhiều hội viên khác của Hội Nông dân thành phố là những điển hình trong phát triển kinh tế như ông Nguyễn Anh Dũng - Chi hội phố Phúc Cường 2, phường Nguyễn Phúc với mô hình trồng cây cảnh, thu nhập hàng năm gần 100 triệu đồng; ông Nguyễn Văn An, hội viên nông dân xã Tân Thịnh với mô hình trồng rau an toàn...
Một điểm chung của các hội viên này là ngoài làm giàu cho bản thân và gia đình, họ còn nhiệt tình giúp đỡ những hội viên khác về kỹ thuật, kinh nghiệm, vốn... Nhờ đó, mỗi năm có từ 40 - 50 hội viên nông dân thành phố thoát nghèo và thêm nhiều hội viên mới vươn lên làm giàu.
Anh Dũng
Các tin khác
YBĐT - Vừa qua, Phòng Kinh tế thành phố Yên Bái phối hợp với Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (TCĐLCL), UBND các phường, ban quản lý các chợ tổ chức triển khai đợt kiểm tra phương tiện đo (PTĐ) khối lượng và các mặt hàng đóng gói sẵn tại 8 chợ của thành phố.
YBĐT - Dân tộc Mông ở Yên Bái có trên 7 vạn người, chiếm 8,9% dân số toàn tỉnh, sinh sống tập trung chủ yếu tại 44 xã vùng cao của 5 huyện, nhiều nhất ở các huyện: Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn.
YBĐT - Anh cán bộ dân vận huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đưa chúng tôi đến với xã Bản Công. Từ thị trấn huyện lỵ, chỉ đi có 600 mét đường đã thấy trụ sở xã khang trang tọa lạc trên một mỏm đồi. Các anh bảo, đất này thuộc phạm vi của thị trấn. Một xã nằm ngay vùng ven huyện lỵ thế này sao lại gọi là vùng đặc biệt khó khăn?
YBĐT - Yên Bái là tỉnh miền núi, có 70 xã vùng cao với 579 thôn bản. trên 30 dân tộc chung sống, đời sống vật chất, tinh thần của người dân còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán lạc hậu.