Công nghệ bón phân viên nén N.K hiện thực và triển vọng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 12/10/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Để tìm hướng khắc phục, giảm thiểu rửa trôi của mưa lũ, giúp nhà nông nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón cho lúa, từ vụ đông xuân 2006-2007, Hội LHPN huyện Lục Yên (Yên Bái) đã tổ chức làm thử nghiệm 60 mô hình bón phân viên nén NK cho lúa.

Cánh đồng lúa xã Mường Lai - Lục Yên (Ảnh Thanh Thuỷ).
Cánh đồng lúa xã Mường Lai - Lục Yên (Ảnh Thanh Thuỷ).

Hiệu quả của việc bón phân cân đối, đủ số lượng và đúng thời vụ thì nông dân đã biết, nhưng cái khó là địa hình miền núi, nhiều mưa lũ thất thường rửa trôi các chất màu của ruộng. Có lúc không thể bón phân đúng thời gian vì không thể làm chủ được dòng nước chảy tràn từ bờ cao xuống ruộng thấp.

Tại 3 xã triển khai thử nghiệm là: Tô Mậu, Khánh Thiện và Minh Xuân (mỗi xã 20 mô hình, mỗi mô hình 360m2). Công nghệ bón phân viên nén N.K là sản phẩm nghiên cứu khoa học của Trường đại học nông nghiệp I đã được công nhận và thử nghiệm qua nhiều bước, ở nhiều nơi.

Riêng ở huyện Lục Yên đây là lần đầu đưa tiến bộ KHKT này vào khảo nghiệm bước 1 với sự tham gia của nhiều tổ chức như: Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Yên Bái làm chủ dự án, đơn vị hỗ trợ tài chính là tổ chức Codespa (Tây Ban Nha), đơn vị phối hợp thực hiện là Tổ chức phát triển quốc tế IDE và Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Yên Bái, đơn vị tổ chức xây dựng mô hình ứng dụng là Hội Phụ nữ huyện Lục Yên.

 

Tuân thủ đúng quy trình gieo cấy - yếu tố quan trọng trong sản xuất.

Làm cỏ, bón phân tưởng như đó là việc làm bình thường của nông dân, nhưng để bón phân đúng kỹ thuật, có hiệu quả thì không thể đơn giản, tùy tiện. Yêu cầu người nông dân phải tuân thủ đúng qui trình từ mật độ gieo cấy, thời gian bón phân và kỹ thuật dúi sâu từng viên phân xuống bùn ở vị trí giữa các khóm lúa, thời gian cách ly không lội vào ruộng để tránh sự chuyển dịch vị trí những viên phân. Kỹ sư nông nghiệp Tăng Thị Kim Phi - Chủ tịch Hội phụ nữ huyện Lục Yên và thạc sỹ Chu Anh Tiệp - Trưởng bộ môn Thủy nông - canh tác của Trường đại học nông nghiệp I trực tiếp hướng dẫn thực hành cho những hộ tham gia mô hình.

Trong dịp trao đổi kinh nghiệm với đoàn cán bộ huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đến nghiên cứu mô hình trình diễn bón phân viên NK ở xã Minh Xuân đầu tháng 10 vừa qua, nhiều chủ hộ tham gia mô hình và bà con nông dân đều có chung nhận định: Bón phân theo phương pháp này không bị rửa trôi, lượng phân trải đều, tiết kiệm được giống và công cấy vì mật độ cấy thưa hơn và chỉ phải bón 1 lần, không cần bón thúc và đón đòng như trước đây.

Đồng chí Tăng Thị Kim Phi cũng cho biết kết quả thu hoạch ở các ruộng trình diễn trong vụ đông xuân vừa qua rất khả quan, nhiều hộ đạt năng suất từ 270 đến 300 kg/sào cao hơn từ 30 kg đến 80kg/sào so với ruộng đối chứng. Điển hình như hộ chị Vũ Thị Thắng ở xã Tô Mậu thu 280 kg/sào; chị Lương Thị Thủy và Vũ Thị Quyên ở xã Khánh Thiện thu 288 kg/sào; chị Hoàng Thị Thự xã Minh Xuân thu 300kg/sào...

Từ kết quả bước đầu của những mô hình trình diễn, Hội Phụ nữ huyện Lục Yên đã phổ biến kỹ thuật và tuyên truyền kết quả đến tất cả các tổ chức hội phụ nữ cơ sở trong toàn huyện. Vụ mùa năm 2007 dự án đã chỉ đạo mở rộng mô hình mỗi xã 50 hộ, riêng ở xã Minh Xuân ngoài 50 hộ trình diễn đã có thêm 249 hộ ứng dụng bón phân viên nén N.K với diện tích trên 22 ha.

Theo báo cáo của hội phụ nữ các xã: Khánh Thiện, Minh Xuân, Tô Mậu và những gì mắt thấy tai nghe trong đợt đi tham quan, nghiên cứu cùng đoàn cán bộ huyện Hòa An (Cao Bằng), cho thấy những ruộng bón phân viên tốt đồng đều, bông to, hạt nhiều và mẩy, năng suất chắc chắn sẽ cao hơn những ruộng đối chứng. Đặc biệt là chị Hoàng Thị Bảy ở thôn 17 xã Minh Xuân đã thu hoạch đạt năng suất 300 kg/sào.

Như vậy, hiệu quả bón phân viên nén N.K bước đầu đã được khẳng định. Tuy nhiên, để sản xuất nông lâm nghiệp phát triển hơn nữa, nông dân huyện Lục Yên mong muốn các nhà khoa học nghiên cứu ứng dụng công nghệ này cho ngô đông, rau màu và các cây trồng khác. Đồng thời, chủ dự án và các nhà quản lý cũng cần có biện pháp phù hợp để quản lý chất lượng và giá cả của những viên phân nén sản xuất tại địa phương để nông dân mua được hàng chất lượng tốt, giá phù hợp, mang lại hiệu quả thiết thực trong sử dụng.

Hy vọng trong những bước tiếp theo, với chủ trương mở rộng ứng dụng trong toàn huyện, công nghệ bón phân viên nén sẽ góp phần tăng năng suất cây trồng ở Lục Yên. Đây chính là tiền đề quan trọng giúp nông dân Lục Yên vững bước tiến lên xây dựng nông thôn mới.

Bùi Văn Tòng

Các tin khác
Mô hình trồng hoa, cây cảnh của ông Nguyễn Anh Dũng (phường Nguyễn Phúc) cho thu nhập gần 100 triệu đồng/năm.

YBĐT - Những năm qua, Hội Nông dân thành phố Yên Bái đã phát huy tốt vai trò cầu nối, tạo điều kiện cho hội viên tiếp cận khoa học kỹ thuật, các nguồn vốn vay ưu đãi.

YBĐT - Vừa qua, Phòng Kinh tế thành phố Yên Bái phối hợp với Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (TCĐLCL), UBND các phường, ban quản lý các chợ tổ chức triển khai đợt kiểm tra phương tiện đo (PTĐ) khối lượng và các mặt hàng đóng gói sẵn tại 8 chợ của thành phố.

Cây chè Shan đem lại thu nhập cao cho người Mông ở xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn.

YBĐT - Dân tộc Mông ở Yên Bái có trên 7 vạn người, chiếm 8,9% dân số toàn tỉnh, sinh sống tập trung chủ yếu tại 44 xã vùng cao của 5 huyện, nhiều nhất ở các huyện: Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn.

Nghị quyết phát triển kinh tế đã đi vào lòng dân. (Ảnh Thanh Chi)

YBĐT - Anh cán bộ dân vận huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đưa chúng tôi đến với xã Bản Công. Từ thị trấn huyện lỵ, chỉ đi có 600 mét đường đã thấy trụ sở xã khang trang tọa lạc trên một mỏm đồi. Các anh bảo, đất này thuộc phạm vi của thị trấn. Một xã nằm ngay vùng ven huyện lỵ thế này sao lại gọi là vùng đặc biệt khó khăn?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục