Xi măng Yên Bái: Sức vươn sau cổ phần hoá

  • Cập nhật: Thứ tư, 24/10/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Cuối năm 2003, Nhà máy Xi măng Yên Bái tiến hành cổ phần hoá và chuyển đổi thành Công ty cổ phần Xi măng Yên Bái hoạt động. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, song Ban giám đốc và Hội đồng quản trị công ty đã tìm ra hướng đi mới cho Công ty, được cổ đông đồng tình ủng hộ, tạo nên bước phát triển vượt bậc sau 4 năm cổ phần hoá.

Nhà máy xi măng công suất 350 tấn/năm sẽ đưa vào sản xuất trong tháng 11 tới.
Nhà máy xi măng công suất 350 tấn/năm sẽ đưa vào sản xuất trong tháng 11 tới.

Ông Nguyễn Tường Thuật - Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm giám đốc đưa chúng tôi đi thăm Nhà máy xi măng lò quay, công suất 350.000 tấn/năm chuẩn bị đưa vào sản xuất, ông Thuật cho biết: “Trước đây, khi chưa cổ phần hoá, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do chưa được quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nên chưa dám đầu tư xây dựng để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh. Nhà máy xi măng Yên Bái vẫn chủ yếu hoạt động sản xuất kinh doanh theo kế hoạch giao, nên sản phẩm xi măng tiêu thụ chậm, đời sống của cán bộ, công nhân viên chức còn khó khăn. Sau khi cổ phần hoá, Ban giám đốc, Hội đồng quản trị đã tập trung trí tuệ, bàn bạc và xin ý kiến của các cổ đông để đưa ra những giải pháp kịp thời, tháo gỡ khó khăn”.

Nét nổi bật sau cổ phần hoá, là đơn vị đã mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất, đa dạng hoá các loại sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, quảng bá, xây dựng thương hiệu, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm... Năm 2004, doanh nghiệp đầu tư thêm một dây chuyền nghiền bột CaC03 siêu mịn, trị giá 19 tỷ đồng; năm 2005, tiếp tục đầu tư thêm một dây chuyền nghiền siêu mịn, trị giá 18 tỷ đồng, nâng công suất phân xưởng chế biến CaC03 lên 200 ngàn tấn/năm; trong đó, công suất nghiền siêu mịn tăng từ 40 ngàn tấn/năm lên 80 ngàn tấn/năm...

 

Đóng bao sản phẩm CaCo3.

Đặc biệt, tháng 6/2005, Công ty đầu tư xây dựng, mở rộng Nhà máy xi măng Yên Bái công nghệ lò quay hiện đại của Trung Quốc với tổng vốn đầu tư 245 tỷ đồng, công suất 300 ngàn tấn Clinker/năm, tương đương 350 ngàn tấn xi măng/năm. Đến nay, hầu hết các hạng mục đã cơ bản hoàn thành, trung tuần tháng 11/2007 sẽ đưa vào sản xuất thử. Cùng với việc đẩy nhanh tiến độ lắp đặt máy móc của Nhà máy Xi măng 350 ngàn tấn/năm, đơn vị đã cử 40 kỹ sư đi đào tạo để tiếp cận, vận hành dây chuyền mới và chuẩn bị mẫu mã, bao bì mới cho sản phẩm xi măng lò quay. Đây là sản phẩm có chất lượng tương đương với xi măng Trung ương theo tiêu chuẩn TCVN/6260-1997.

Nhà máy xi măng lò quay 350 ngàn tấn/năm của Công ty đi vào sản xuất sẽ tạo thêm hàng nghìn việc làm mới cho người lao động trong vùng, đóng góp nhiều hơn cho ngân sách, tạo bước chuyển mới về chất của doanh nghiệp.

Sau gần 4 năm cổ phần hoá, Công ty cổ phần xi măng Yên Bái đã có bước tiến mới trong sản xuất kinh doanh. Năm 2005, Công ty sản xuất tiêu thụ trên 121 ngàn tấn xi măng; 108.657 tấn CaCO3 các loại, doanh thu đạt trên 134 tỷ đồng, bằng 101,52% so kế hoạch; nộp ngân sách 5,8 tỷ đồng; thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên đạt 1,6 triệu đồng/ tháng, cổ tức chi trả 12% năm.

 Năm 2006, Công ty sản xuất tiêu thụ 136 ngàn tấn xi măng, 100 ngàn tấn CaCo3, tổng doanh thu đạt trên 149 tỷ đồng, nộp ngân sách 6,7 tỷ đồng, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên chức đạt 1,7 triệu đồng/người/tháng. Năm 2007, Công ty phấn đấu sản xuất tiêu thụ 140 ngàn tấn xi măng; 112 ngàn tấn bột CaC03 các loại, tổng doanh thu đạt trên 150 tỷ đồng, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên chức đạt trên 1,8 triệu đồng/ người/tháng.

Những kết quả đạt được sau gần 4 năm cổ phần hoá của Công ty cổ phần xi măng Yên Bái không chỉ tạo được niềm tin và sự gắn bó của gần 700 cán bộ công nhân viên chức với doanh nghiệp mà còn góp phần quan trong vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Yên Bái trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
   
Giang Sơn
  


Các tin khác

YBĐT - Vụ mùa 2007, toàn huyện Trấn Yên (Yên Bái) gieo cấy được 3.036 ha lúa. Các địa phương có diện tích gieo cấy lớn như xã Báo Đáp 179 ha, Hồng Ca 220 ha, Hưng Khánh 185 ha... Nhiều địa phương đã chủ động bố trí nguồn nước, giống cây trồng, phòng trừ dịch bệnh hợp lý, tránh thiệt hại do thiên tai gây ra.

Vùng lúa chất lượng cao tại xã Minh Quân.

YBĐT - Thực hiện chủ trương của tỉnh Yên Bái về phát triển diện tích lúa chất lượng cao thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung, từ năm 2001, huyện Trấn Yên đã xây dựng nhiều mô hình sản xuất lúa chất lượng cao, mở rộng và phát triển diện tích qua từng năm, dần định hình được vùng lúa hàng hoá có giá trị kinh tế cao, làm thay đổi căn bản thói quen sản xuất manh mún, tự cấp, hướng người dân, nhất là đồng bào các xã vùng sâu, vùng cao tới nền kinh tế thị trường.

Người dân đã bỏ được thói quen nuôi nhốt gia súc dưới gần sàn.

YBĐT - Khánh Hòa là xã khó khăn của huyện Lục Yên (Yên Bái), người dân có thói quen nuôi thả rông và nhốt gia súc dưới gầm sàn, tình trạng không sử dụng hố tiêu, sử dụng nước lần trong sinh hoạt là phổ biến. Năm 2005, Khánh Hoà là một trong 2 xã của tỉnh được đầu tư thực hiện Dự án “ Phát triển tổng hợp cấp thôn và giáo dục hành động cộng đồng” do Tổ chức Bánh Mỳ thế giới tài trợ.

YBĐT - Nền kinh tế của xã Minh Tiến huyện Trấn Yên (Yên Bái) chủ yếu là nông-lâm nghiệp. Tuy có diện tích đất nông nghiệp khá lớn, song đất đai cằn cỗi, nhiều chân ruộng thường xuyên hạn hán, số còn lại chân chua ớm bóng dẫn đến năng suất cây trồng thấp, đời sống nhân dân gặp không ít khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục