Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia: Nông dân phải có lãi trên 30% so với giá thành
- Cập nhật: Thứ năm, 24/12/2009 | 12:00:00 AM
Ngày 23-12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Nghị quyết số 63/NQ-CP về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Theo đó, nghị quyết nêu rõ, an ninh lương thực là vấn đề trọng đại của đất nước trước mắt cũng như lâu dài nên phải tổ chức tốt hệ thống mua, bán và dự trữ ở các vùng miền, tạo thuận lợi cho mọi người dân tiếp cận dễ dàng về lương thực, thực phẩm với chất lượng, hiệu quả ngày càng cao. Giải quyết hài hòa giữa tiêu dùng trong nước và xuất khẩu lương thực, thực phẩm. Bảo đảm thu nhập cho người sản xuất lương thực và tạo điều kiện cho các địa phương thuần nông phát triển.
Mục tiêu chung của nghị quyết là đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phải bảo đảm đủ nguồn cung cấp lương thực với sản lượng cao hơn tốc độ tăng dân số; chấm dứt tình trạng thiếu đói lương thực, nâng cao chất lượng bữa ăn; bảo đảm cho nông dân sản xuất lúa có lãi bình quân trên 30% so với giá thành sản xuất.
Về mục tiêu cụ thể, Chính phủ nêu rõ chấm dứt tình trạng thiếu đói lương thực vào năm 2012. Sau năm 2012 đảm bảo 100% người dân ở mọi nơi, mọi lúc có đủ lương thực. Đảm bảo thu nhập cho người sản xuất lương thực đến năm 2020 cao hơn 2,5 lần so với hiện nay.
Để đạt tới các mục tiêu trên, Chính phủ cũng đề ra hàng loạt nhiệm vụ, giải pháp, trong đó nêu rõ về quy hoạch đất lúa. Theo đó, để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 diện tích đất lúa cần phải giữ là: 3,8 triệu ha, trong đó: 3,2 triệu ha đất lúa sản xuất 2 vụ trở lên, có thủy lợi hoàn chỉnh.
(Theo SGGP)
Các tin khác

Mục tiêu này được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra ngày 23/12. Như vậy, con số trên thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng tín dụng năm 2009.

YBĐT - Với vai trò là nơi trao đổi hàng hóa và đáp ứng nhu cầu về phục vụ hàng thiết yếu cho người tiêu dùng, các chợ nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã và đang trở thành hệ thống quan trọng, không thể thiếu trong quá trình lưu thông hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Tuy nhiên, để thực sự phát huy được hiệu quả thì chợ nông thôn cần phải được quy hoạch và quản lý một cách hợp lý.

YBĐT - Đầu năm 2003, Công ty cổ phần Dược phẩm Yên Bái (YPHARCO) được cổ phần hoá với số vốn điều lệ 4 tỷ đồng. Sau sắp xếp, Công ty có 170 lao động trở thành cổ đông. Mặc dù thời gian thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và sản xuất thuốc chữa bệnh chưa được bao lâu song thương hiệu của Công ty ngày càng được khẳng định. Hiện Công ty đang có số vốn điều lệ trên 16 tỷ đồng.
Các bộ trưởng EU hôm qua đã quyết định tiếp tục gia hạn thuế chống bán phá giá đối với giày nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc thêm 15 tháng nữa. Quyết định có hiệu lực từ ngày 3-1-2010 với mức thuế 10% cho giày da từ VN và 16,5% đối với hàng hóa từ Trung Quốc.