Cựu chiến binh Minh Bảo: Góp sức làm giàu cho quê hương

  • Cập nhật: Thứ năm, 25/3/2010 | 9:31:09 AM

YBĐT - Phát huy truyền thống tốt đẹp của bộ đội Cụ Hồ, những người lính xã Minh Bảo (TP Yên Bái) năm xưa, những cựu chiến binh hôm nay đã thực sự trở thành những chiến sĩ trên mặt trận phát triển kinh tế, góp sức mình để chiến thắng đói nghèo, làm giàu cho quê hương.

Mô hình chăn nuôi lợn của gia đình CCB Trần Văn Sinh cho hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình chăn nuôi lợn của gia đình CCB Trần Văn Sinh cho hiệu quả kinh tế cao.

Với 172 hội viên, sinh hoạt tại 7 chi hội cơ sở, những năm qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Minh Bảo đã chú trọng xây dựng tổ chức Hội vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, đồng thời thường xuyên động viên và giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, đi đầu trong các phong trào của địa phương.

Ông Bùi Văn Đốc - Chủ tịch Hội CCB xã cho biết: “Những người lính đã từng qua một thời đạn bom, nay trở về quê hương luôn tâm niệm một điều: đã là bộ đội Cụ Hồ, đã từng xông pha trên chiến trường về với cuộc sống đời thường không thể chịu cảnh đói, nghèo.

Với quyết tâm đó, các CCB đã tích cực lao động học tập và tích lũy kinh nghiệm sản xuất để làm chủ tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiến tới làm giàu chính đáng. Tạo điều kiện cho các hội viên có vốn và kiến thức phát triển kinh tế gia đình, BCH Hội đã đứng ra tín chấp với Ngân hàng Chính sách xã hội cho 137 hội viên vay vốn sản xuất, với số tiền trên 2,1 tỷ đồng.

Ngoài ra, Hội đã tạo điều kiện để hội viên tham gia các lớp tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất. Thông qua các lớp này, hàng chục hội viên được tiếp cận với công nghệ mới, tham quan thực tế, học hỏi kinh nghiệm ở những mô hình kinh tế hiệu quả.

Để hội viên nắm được cách làm và kinh nghiệm sản xuất phát triển kinh tế, năm 2009, Hội đã tổ chức cho 14 cán bộ, hội viên đi thăm quan mô hình điểm về chăn nuôi tổng hợp và học tập kỹ thuật chăn nuôi gà bán công nghiệp ở xã Văn Lãng (huyện Yên Bình).

Với cách đi đúng hướng, nhiều hội viên Hội CCB trong xã đã xây dựng được các mô hình phát triển kinh tế đem lại hiệu quả cao, cho thu nhập từ 40 - 50 triệu đồng/năm như: mô hình chế biến nông, lâm sản của gia đình hội viên Nguyễn Ngọc Thơm, thôn Bảo Thịnh; hội viên Trần Văn Sinh, thôn Trực Bình 2, phát triển mô hình chăn nuôi lợn nái sinh sản; mô hình trồng rừng và chăn nuôi tổng hợp của hội viên Nguyễn Đình Hữu, thôn Bảo Yên; hội viên Phạm Văn Hảo, thôn Bảo Thịnh, phát triển mô hình nuôi nhím...

Với tinh thần tương thân tương ái, giúp nhau phát triển kinh tế, các hội viên đã tham gia xây dựng quỹ hội được trên 47 triệu đồng, mục đích thăm hỏi, động viên nhau lúc ốm đau hoạn nạn, giúp gia đình hội viên khó khăn vay vốn phát triển sản xuất..., góp phần giảm số hộ hội viên nghèo xuống  còn 1,6%. Gia đình hội viên Trần Văn Sinh, trước đây có cuộc sống rất khó khăn.

Được sự giúp đỡ của Hội, ông Sinh được vay vốn để phát triển kinh tế gia đình. Có vốn, không ngại khó khăn, vợ chồng ông đã từng bước gây dựng được nền tảng kinh tế vững chắc và trở thành một điển hình trong phát triển kinh tế của xã. Ngoài nuôi ong và chăm sóc thu hái hiệu quả trên 1 ha chè kinh doanh, gia đình ông Sinh còn đầu tư nuôi gần 100 con lợn thịt, thu nhập bình quân khoảng 50 triệu đồng/năm.

Phát huy truyền thống anh hùng, năng động trong sản xuất, nhiệt tình trong các hoạt động công tác Hội, những người lính Cụ Hồ xã Minh Bảo đã và đang là tấm gương sáng, là nguồn động viên, thúc giục các thế hệ thanh niên chung sức xây dựng, đổi mới quê hương.

Linh Trang

Các tin khác
Giá nhiều loại thực phẩm trong tháng 3 vẫn ở mức cao.

YBĐT - Cục Thống kê tỉnh Yên Bái cho biết, chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2010 tăng 1,09% so với tháng trước và tăng 7,99% so với cùng kỳ năm ngoái.

Người dân ở xã Tung Chung Phố, huyện Mường Khương tưới nước 
cứu hoa màu bị khô hạn

Ở Lào Cai, hàng chục năm qua, chưa năm nào khô hạn kéo dài và gay gắt như năm nay. Lượng mưa các nơi trong tỉnh bị thiếu hụt nghiêm trọng.

Tỉnh Lạng Sơn hiện có hơn 13 nghìn ha đất rừng đã sử dụng làm nương rẫy, trong đó có 8.483 ha nương rẫy của cư dân nằm trong quy hoạch phát triển lâm nghiệp.

Dây chuyền đóng bao gạo xuất khẩu tại Hậu Giang.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam từ đầu năm đến nay đạt 997.601 tấn, với tổng giá trị 471,257 triệu USD. Riêng trong 19 ngày đầu tháng 3 đạt 287.216 tấn, trị giá 132,534 triệu USD (giá bình quân 464,44 USD/tấn).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục