Cao nguyên yên bình

  • Cập nhật: Thứ hai, 3/2/2014 | 10:12:50 AM

YBĐT - Những ngày giáp tết Nguyên đán, chúng tôi có dịp lên công tác tại huyện vùng cao Mù Cang Chải - địa bàn xa và khó khăn nhất tỉnh. Hai bên đường, những cây đào đang đua nhau khoe sắc giữa đại ngàn. Phố chợ Ngã Ba Kim, thị trấn Mù Cang Chải, bà con từ các bản làng tấp nập về mua sắm tết trong những bộ váy áo sặc sỡ. Không khí tết đang tràn ngập nơi nơi.

Lãnh đạo Công an huyện Mù Cang Chải triển khai công tác đảm bảo an ninh trật tự trước trong và sau tết Nguyên đán.
Lãnh đạo Công an huyện Mù Cang Chải triển khai công tác đảm bảo an ninh trật tự trước trong và sau tết Nguyên đán.

Xe ô tô xịch đỗ trước trụ sở Công an huyện, những cán bộ, chiến sỹ các đội ùa ra bắt tay nồng nhiệt ấm áp. Trưởng Công an huyện - Thượng tá Hà Ngọc Đương mời chúng tôi vào phòng. Bỏ qua thủ tục giới thiệu, anh vào chuyện: “Được sự quan tâm của Công an tỉnh đầu tư kinh phí trên 3 tỷ đồng  cho Công an huyện xây thêm một nhà 2 tầng với 12 phòng ở và bếp, nhà ăn vừa khánh thành trước tết, giúp cán bộ chiến sỹ, khắc phục tình trạng khó khăn về chỗ ở như trước đây.

Hiện nay đã và đang có nhiều cặp vợ chồng trẻ khác chấp nhận đi thuê nhà để tiếp tục gắn bó lâu dài với huyện vùng cao này. Mặc dù ai cũng biết cuộc sống trước mắt còn rất nhiều khó khăn, nhưng với lòng yêu nghề họ vẫn nỗ lực vươn lên hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Năm 2013, tình hình an ninh trật tự được giữ vững, an ninh dân tộc, an ninh tôn giáo, an ninh nông thôn được kiểm soát qua nắm chắc tình hình an ninh cơ sở nên không có vụ việc phức tạp xảy ra. Riêng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, năm vừa qua lập được 4 chuyên án về ma tuý, bắt 21 vụ 45 đối tượng và đưa trên 100 đối tượng đi cơ sở chữa bệnh của tỉnh…”.

Trụ sở, nơi làm việc và chỗ ở của cán bộ chiến sỹ, đều được sắp đặt ngăn nắp và sạch sẽ. Đã có cành đào to đặt trang trọng trong hội trường. Thấy tôi khen mâm ngũ quả, đồng chí Trưởng Công an huyện cười bảo: “Còn bánh chưng và một mâm cơm nữa sẽ được đặt ở đây. Sáng sớm nay anh em mổ con lợn gần 1 tạ lấy thịt vừa gói bánh chưng và tổ chức cho mọi người ăn tết sớm”.

- Tết nào đơn vị cũng tổ chức được như vậy cho cán bộ chiến sỹ chứ? Tôi hỏi.
Thượng Tá Đương đáp lời:
- Thường thì vào ngày 25 hoặc 26 tết, đơn vị tổ chức cho anh em, bởi lực lượng Công an huyện hiện nay chiếm 30% quân số là người ở địa phương, 70% còn lại là người ở thành phố và các huyện Yên Bình, Trấn Yên, Văn Yên… Lực lượng trực trong những ngày tết của các đội nghiệp vụ phải đảm bảo quân số. Một số anh em đi làm cả năm, tết không được về thăm gia đình, đơn vị bố trí thời gian cho nghỉ phép trước. Trực tết ở trên này, nói là huyện vùng cao những không buồn lắm đâu. Để tạo thêm không khí những ngày tết, năm nào đơn vị cũng chuẩn bị cho cán bộ, chiến sỹ đầy đủ và vui vẻ. Riêng bộ phận công an phụ trách xã đảm bảo 100% quân số theo địa bàn, anh em về còn xuống thôn, bản vui tết cùng bà con.

Cán bộ chiến sỹ Công an huyện đến thăm chúc tết đồng bào.

Mặc dù là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn, nhưng cán bộ, chiến sỹ được cử về đây công tác đều có chung một suy  nghĩ là gắn bó lâu dài với vùng đất này. Mọi người đều biết, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ thì phải có sức khoẻ tốt, đôi chân dẻo bởi công việc nơi vùng cao này là thường xuyên phải lội suối, băng đèo. Xuống với bà con ở bản là phải “bốn cùng”: Cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng nói tiếng của đồng bào. Đặc biệt, phải hiểu được phong tục, tập quán của đồng bào. Có như vậy, mới giúp cho việc tuyên truyền vận động, để mọi người hiểu và tin yêu hơn người chiến sỹ công an. Đội ngũ cán bộ bám trụ lâu nhất ở địa bàn trong  lực lượng công an ở Mù Cang Chải hiện nay phải kể đến các gia đình:

Thượng tá Hà Ngọc Đương, từ năm 1982; Thiếu tá Nguyễn Mạnh Giao, năm 1986; thậm chí, có thâm niên trên 10 năm là Thiếu tá Nguyễn Tất Thành và Trung uý Hoàng Văn Tuyến… Hiện nay đã và đang có nhiều cặp vợ chồng trẻ khác chấp nhận đi thuê nhà để tiếp tục gắn bó lâu dài với huyện vùng cao này. Mặc dù ai cũng biết cuộc sống trước mắt còn rất nhiều khó khăn, nhưng với lòng yêu nghề họ vẫn nỗ lực vươn lên hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Đến huyện vùng cao đặc biệt khó khăn có trên 90% dân số là đồng bào dân tộc Mông này, tâm sự với nhiều cán bộ chiến sỹ công an ở đây, chúng tôi phần nào hiểu hơn công việc của các anh, bởi một thực tế đó là địa bàn rộng, giao thông đi lại nhiều khó khăn, vất vả bởi địa hình chia cắt với nhiều dốc cao, vực sâu. Thời tiết cũng được chia thành hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Nhiều thôn, bản xe máy chưa đến được trung tâm, vì vậy đến tuyên truyền vận động nhân dân vào mùa mưa chỉ còn cách duy nhất là đi bộ. Nhiều địa bàn thôn cách trung tâm xã từ 20 đến 25 km như bản: Lùng Cúng, Phình Ngài, Đá Đen của xã Nậm Có, hay Pú Vá, Háng Tày, Tà Dông của xã Chế Tạo…

Những chuyến đi như vậy phải mất  cả tuần trời. Nhiều khu vực không có sóng điện thoại, nhiều bản cách xa nhau đi bộ từ 8 đến 10 giờ mới đến nơi được. Khó khăn là vậy nhưng điều đáng mừng là những vụ việc nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng ít xảy ra, an ninh thôn bản của vùng cao cơ bản được giữ vững.

Khó khăn rất nhiều, hiểm nguy cũng không ít, nhưng để người dân hiểu và làm theo trong các phong trào vận động toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc là thành công lớn của các chiến sỹ công an vùng cao Mù Cang Chải. Xin được kết thúc bài viết bằng tâm sự của ông Giàng Nủ Câu ở bản Nậm Khắt (xã Nậm Khắt) khi chúng tôi ghé thăm: “Tết mà có cán bộ công an đến thăm gia đình là vui cái bụng lắm rồi. Bản có 140 hộ, năm nay nhà nào cũng được mùa, thóc ngô đầy nhà.

Trước đây bản có trên 30 người nghiện, nhưng được các anh công an thường xuyên đến tuyên truyền vận động, nhiều người được đưa đi cai nghiện, nay bản chỉ còn 6 người nghiện nữa thôi, dân yên tâm lao động sản xuất, ổn định cuộc sống cũng là có công sức đóng góp rất  nhiều của các đồng chí công an đấy”.

 Cao Phong

Các tin khác
Chơi đánh cầu trong ngày tết của đồng bào Cao Lan.
Ảnh: thanh chi

YBĐT - Tết đến, xuân về, xua tan đi cái giá lạnh của mùa đông, đem đến không gian ấm áp cho đất trời, cây cối, hoa trái và cả với con người. Trước cảnh xuân tươi đẹp như vậy, tâm hồn mỗi người như rộng mở đầy hứng khởi để đón nhận mùa xuân bằng tất cả niềm vui và hứng khởi. Trước cảnh đẹp của mùa xuân, ngày tết, chúng ta cần có một cách ứng xử mang đậm chất văn hoá để làm cho sắc xuân, tình xuân thêm đẹp hơn.

Thi giã bánh dày trong ngày hội xuân.

YBĐT - Từ một huyện luôn trong tình trạng thiếu đói lương thực phải trông chờ vào sự cứu trợ của Nhà nước thì nay, bình quân lương thực ở Trạm Tấu đã đạt trên 600 kg/người/năm.

Kiên Thành mở hội.

YBĐT - Tiếng gà gáy sang canh râm ran cả thôn Đồng An và có lẽ cả các thôn khác của xã Kiên Thành (Trấn Yên) lay tôi tỉnh giấc. Rồi tiếng gáy xa dần trả lại màn đêm cho âm thanh rả rích của côn trùng. Tiếng nước lần róc rách, gom góp đổ vào ao cá bên trái nhà sàn. Mấy chén rượu thơm nồng, ấm áp trong bữa tối dễ đưa người vào giấc ngủ sâu. Vậy mà thời khắc sang canh mở màn một ngày mới miền quê núi lại khiến khách phương xa trằn trọc.

Cốm Tú Lệ.
(Ảnh: Bùi Xuân Đông)

YBĐT - Ngay từ nhỏ, trong câu chuyện về đặc sản quê hương, tôi đã thường nghe mẹ kể về gạo nếp Tú Lệ. Lớn lên, đi nhiều mới thấy câu ca “Nếp Tú Lệ, tẻ Mường Lò” của dân tộc Thái từ lâu không chỉ được truyền tụng ở vùng Tây Bắc mà còn bay xa khắp mọi miền đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục