Việt Nam xếp thứ 5 về tiến bộ phụ nữ ở châu Á-Thái Bình Dương
- Cập nhật: Thứ sáu, 10/4/2015 | 2:29:59 PM
Phụ nữ tại New Zealand, Australia, Philippines, Singapore và Việt Nam tiếp tục tiến bộ hơn phụ nữ trong khu vực, với New Zealand đạt được chỉ số tiến bộ phụ nữ cao nhất: 77,3 điểm, kế tiếp là Australia với 76 điểm và Philippines với 72,6 điểm.
Hình minh họa.
|
Theo khảo sát mới nhất của MasterCard về Chỉ số Tiến bộ Phụ nữ, Việt Nam xếp thứ 5 với 66 điểm. Thái Lan có mức sụt giảm chỉ số lớn nhất (59,4 điểm; giảm 7,2 điểm) trong khi Singapore đạt được mức cải thiện cao nhất (tăng 0,4 điểm lên 70,5 điểm).
Chỉ số Tiến bộ Phụ nữ của MasterCard đánh giá vị trí kinh tế-xã hội của phụ nữ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chỉ số bao gồm ba tiêu chí chính xuất phát từ các tiêu chí phụ bổ sung: Việc làm (tham gia vào lực lượng lao động và việc làm thường xuyên); trình độ học vấn (giáo dục trung học và cao đẳng/đại học), và khả năng lãnh đạo (chủ doanh nghiệp, lãnh đạo doanh nghiệp, lãnh đạo chính trị).
Theo kết quả khảo sát, tuy phụ nữ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương ngày càng đạt được trình độ học vấn cao hơn so với nam giới, sự tiến bộ trong bình đẳng giới vẫn còn khá chậm - đặc biệt trong lĩnh vực lãnh đạo doanh nghiệp, sở hữu doanh nghiệp và tham gia chính trị.
Trong số 16 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương được khảo sát, có 10 quốc gia trong đó phụ nữ có tỉ lệ nhập học cao đẳng/đại học cao hơn nam giới. Trong khi có một mối tương quan chặt chẽ giữa giáo dục cao đẳng/đại học và khả năng lãnh đạo doanh nghiệp tại các quốc gia như Philippines (130,8 điểm cho giáo dục cao đẳng/đại học; 92,5 điểm cho lãnh đạo doanh nghiệp), New Zealand (146,3 điểm cho giáo dục cao đẳng/đại học; 70,2 điểm cho lãnh đạo doanh nghiệp) và Thái Lan (123,6 điểm cho giáo dục cao đẳng/đại học; 62,7 điểm cho lãnh đạo doanh nghiệp), phụ nữ tại đa số các quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang tụt hậu về khía cạnh lãnh đạo doanh nghiệp bất chấp những bằng cấp giáo dục mà họ đạt được.
“Rất nhiều nghiên cứu cho thấy các công ty tư nhân và nhà nước đạt nhiều thành công và ưu thế khi có nhiều phụ nữ lãnh đạo hơn. Thực tế, các công ty có nhiều phụ nữ lãnh đạo hơn thường hoạt động tốt hơn, vì vậy, việc có quá nhiều nam giới lãnh đạo cần xem lại. Trong một thị trường toàn cầu cạnh tranh cao, các công ty đang bắt đầu hiểu lý do vì sao đưa những phụ nữ tài năng vào ban lãnh đạo lại cần thiết cho sự cải tiến và tăng trưởng kinh tế bền vững tại cả những quốc gia phát triển và đang phát triển,” Georgette Tan, Trưởng nhóm bộ phận Truyền thông khu vực châu Á-Thái Bình Dương của MasterCard nhận định.
(Theo TTXVN)
Các tin khác
Trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 9/4, tại Hà Nội, Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã thông báo về hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới và trả lời các câu hỏi của phóng viên Việt Nam và quốc tế về các vấn đề báo chí quan tâm.
YBĐT - Sự đổi mới trong thi tốt nghiệp THPT và đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) năm nay là bước tiến lớn trong đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục, hiện thực hóa việc đưa Nghị quyết 29-NQ/TW vào thực tiễn từng bước đáp ứng nguyện vọng của học sinh, phụ huynh và xã hội và tác động tích cực đến quá trình dạy học, quản lý các trường học.
YBĐT - Vừa qua, đoàn công tác của Cục Chính trị Quân khu 2 đã dự theo dõi, kiểm tra việc tổ chức sinh hoạt và chi trả phụ cấp trách nhiệm quý I/2015 cho quân nhân dự bị (QNDB) giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên (DBDV) thuộc huyện Văn Yên; Trung đoàn 121 Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh và Sư đoàn 355 -Quân khu 2. Đây là đơn vị được Quân khu 2 chọn chuẩn bị làm điểm cho Bộ Quốc phòng dự rút kinh nghiệm chỉ đạo trong toàn quân vào quý II/2015.
YBĐT - Yên Bái là tỉnh miền núi, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, song công tác phòng chống bệnh sốt rét trong những năm qua luôn được quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp và đồng thuận của người dân nên gần 20 năm qua đã không có trường hợp nào tử vong do sốt rét.