Mặt trận Tổ quốc tăng cường giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm

  • Cập nhật: Thứ năm, 14/7/2016 | 7:52:34 AM

Chiều 13-7, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc  (TƯ MTTQ) Việt Nam tổ chức triển khai kế hoạch phối hợp vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2016.

Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại cuộc họp.
Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại cuộc họp.

Kế hoạch này nhằm thực hiện chương trình phối hợp giữa Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam về vận động và giám sát bảo đảm an ATTP giai đoạn 2016-2020 (Chương trình 90). Sau khi thống nhất với các bộ, ngành, cơ quan có liên quan và được sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam đã dự kiến kế hoạch vận động và giám sát bảo đảm ATTP năm 2016.

 Theo đó, bộ ngành sẽ cung cấp các tài liệu hướng dẫn, vận động thực hiện quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn phù hợp với từng nhóm đối tượng, lĩnh vực, ngành nghề. Trong đó chỉ rõ những loại hình cơ sở nào bắt buộc phải đăng ký và được cấp giấy chứng nhận đảm bảo ATTP thì mới được sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Trong đó, Bộ NN-PTNT cung cấp các tài liệu hướng dẫn về quy trình sản xuất, chế biến nông sản, thủy hải sản đáp ứng tiêu chuẩn về ATTP. Bộ Y tế biên soạn tài liệu về kiểm soát việc sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm chức năng, chất bảo quản, phụ gia thực phẩm; quy trình kiểm soát thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể, nhất là tại các khu công nghiệp, khu du lịch, dịp lễ hội, sự kiện lớn. Bộ Công thương hướng dẫn về quy trình sản xuất và kiểm soát ngăn chặn rượu, nước giải khát, bánh kẹo giả, kém chất lượng nhập lậu về kiểm soát gian lận thương mại trong kinh doanh; về kiểm soát an toàn thực phẩm tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại. Các tài liệu này sẽ được hoàn thành trong quý 3-2016 và công bố rộng rãi.

Theo kế hoạch này, các bộ, ngành cũng sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; đặc biệt là thanh tra, kiểm tra đột xuất về ATTP đối với ngành hàng được phân công. Kết luận thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về ATTP sẽ được thường xuyên cung cấp cho báo chí để tuyên truyền những trường hợp chấp hành tốt hoặc giám sát việc xử lý, khắc phục thiệt hại do vi phạm ATTP gây ra theo kết luận đã công bố. Sẽ công bố trên báo chí tên và việc xử lý doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân vi phạm nghiêm trọng pháp luật về ATTP. Bộ Tư pháp, UBND cấp tỉnh, MTTQ các cấp sẽ đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật xử lý vi phạm hành chính, hình sự trong lĩnh vực ATTP đến tận cơ sở.

Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam cho biết, mặt trận cùng các đoàn thể sẽ vận động các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn đến cấp xã, cộng đồng khu dân cư trong cả nước, trước hết là hộ nông dân cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. Cùng với đó, tổ chức giám sát về ATTP năm 2016 tại Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ, Hà Nam, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Bà Rịa -Vũng Tàu, Lào Cai, Lạng Sơn, Bạc Liêu, Cà Mau..

Theo Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân,  ATTP là vấn đề bức xúc kéo dài, có nguyên nhân kéo dài. Đây là việc không thể làm trong 1 năm, mà phải ít nhất 5 năm mới tạo chuyển biến căn bản, cũng không thể chỉ mặt trận mà phải là sự chung tay của các tổ chức đoàn thể, các bộ ngành, địa phương, vì vậy cần có sự chuẩn bị căn bản các điều kiện để triển khai hiệu quả. “Trước hết phải tạo chuyển biến trong sản xuất an toàn, theo đó phải vận động người sản xuất trở thành người sản xuất an toàn, trở thành người đồng hành để bảo đảm ATTP, không phải là người đối đầu với cơ quan quản lý, đoàn thể. Vấn đề đặt ra là người trong cuộc phải thay đổi nhận thức về sản xuất an toàn, muốn thế phải đẩy mạnh sự vận động”, Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam nêu. 

Cũng theo Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam, để bảo đảm vấn đề ATTP, phải có hướng dẫn quy trình sản xuất, kinh doanh sạch. Theo đó trong quý 3-2016, các bộ ngành phải ban hành xong hướng dẫn quy trình sản xuất, kinh doanh sạch, qua đó để  vận động, hướng dẫn sản xuất sạch. Sau  khi có hướng dẫn, vận động mà vẫn sản xuất bản thì sẽ bị chế tài. Quan trọng nhất là phải vận động để thay đổi nhận thức, vì không thể chế tài cả chục triệu người sản xuất. Cùng với đó, Nhà nước tăng cường quản lý, đoàn thể giám sát để bảo đảm lợi ích người dân, nhưng giám sát phải có quy trình. Vì vậy, các bộ, ngành sẽ cùng xây dựng quy trình giám sát, mặt trận sẽ thực hiện giám sát thực hiện bảo đảm ATTP.

Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam cho biết, trong quý 3, quý 4 sẽ có một số giám sát thí điểm về ATTP, ví dụ ATTP đối với hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới đến nhập khẩu; giám sát ở một số địa phương lớn có nguy cơ thực phẩm bẩn… Mục tiêu là kết thúc năm 2016, các bộ, ngành trung ương hoàn thành việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về hướng dẫn sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn để năm 2017 triển khai đồng bộ ở các tỉnh, thành trên cả nước.

(Theo SGGP)

Các tin khác

Ngày 13/7, trao đổi với phóng viên tại Diễn đàn đối thoại chính sách Bảo hiểm xã hội mới do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức, ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2017 từ 250.000 đến 400.000 đồng/tháng (khoảng 10-11%).

Cán bộ Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh tuyên truyền về mũ bảo hiểm tại trường học.

YBĐT - “Không có mũ con không lên xe đâu”, “Mũ của con đâu ?”… là câu mà nhiều trẻ nhỏ đã nói với cha, mẹ và người thân trong gia đình mỗi khi lên xe đi học hay đi chơi. Qua đó, có thể thấy, nhận thức và ý thức đội mũ bảo hiểm (MBH) khi tham gia giao thông ở trẻ em đã nâng lên. Chuyển biến trên chính là kết quả của công tác tuyên truyền, nhắc nhở, phổ biến mà các cấp, ngành đã triển khai trong thời gian qua.

Y, bác sỹ Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ tình nguyện khám bệnh miễn phí cho người dân phường Cầu Thia.

YBĐT - 6 tháng đầu năm 2016, trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ xảy ra 89 ca tiêu chảy thường, quai bị, cúm và vi rút Adeno và không phát hiện dịch bệnh lạ, dịch bệnh nguy hiểm. Phát huy những kết quả đã đạt được và để chủ động phòng tránh dịch bệnh mùa hè năm 2016, ngành y tế thị xã đã chủ động triển khai nhiều biện pháp để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa không để dịch bệnh phát sinh trong cộng đồng.

Theo Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội ( LĐ-TB&XH), thống kê số hộ nghèo, cận nghèo năm 2015 theo chuẩn nghèo đa chiều (căn cứ trên thu nhập và các điều kiện sống) mới, cả nước có hơn 2,31 triệu hộ nghèo (chiếm 9,78% tổng số hộ dân cả nước), tổng số hộ cận nghèo trên 1,24 triệu hộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục