Chương trình kiên cố hoá trường, lớp học: Bốn năm nhìn lại

  • Cập nhật: Thứ tư, 14/2/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Thực hiện QĐ 159/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chương trình kiên cố hoá trường lớp học, tỉnh Yên Bái đã thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các thành viên xây dựng báo cáo HĐND, UBND tỉnh trình Chính phủ duyệt Đề án chương trình kiên cố hoá trường lớp học giai đoạn 2003-2005 và đến 2010; xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm cơ sở giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trường học và cơ sở giáo dục - đào tạo.

UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thí điểm kế hoạch xây dựng xoá 200 phòng học tạm, rút kinh nghiệm và triển khai xây dựng xoá 1.965 phòng học tạm đã báo cáo Chính phủ tháng 8/2002; tổ chức lực lượng giám sát từ tỉnh tới cơ sở bảo đảm chất lượng xây dựng xoá phòng học tạm. Đợt I và một phần của đợt IV, tỉnh phân cấp cho các huyện làm chủ dự án. Đợt II và một phần đợt IV,  phân cấp cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trường học (Sở Giáo dục - Đào tạo) làm chủ đầu tư. Với trách nhiệm được giao, Ban quản lý dự án phối hợp với Sở Xây dựng khảo sát địa chất các công trình, lập tổ chuyên thẩm định thiết kế- dự toán, trưng tập cán bộ giám sát kỹ thuật, thanh quyết toán công trình bảo đảm đúng quy trình và  tiến độ. Sở Giáo dục - Đào tạo đã điều tra hiện trạng cơ sở vật chất các nhà trường, quy hoạch xây dựng xoá phòng học tạm theo hướng: đáp ứng nhu cầu số lượng phòng học hiện tại và cho lâu dài, bảo đảm sử dụng hiệu quả thiết thực, không để lãng phí dư thừa phòng học; tại điểm trường chính, đầu tư xây dựng quy mô đạt chuẩn quốc gia theo mẫu thiết kế tiêu chuẩn, các điểm trường lẻ điều chỉnh quy mô và mẫu thiết kế xây dựng xoá phòng học tạm phù hợp với yêu cầu thực tế. Số phòng học tạm được tỉnh phê duyệt Đề án trình Chính phủ đầu tư xây dựng tới năm 2005 là 2.165 phòng, xây dựng mới 270 phòng học mầm non, giáo dục THCS, giáo dục THPT và xây dựng mới 300 phòng học thay thế gần 50% số phòng học xây cấp IV xuống cấp trầm trọng.

Quá trình thực hiện, đã có sự phối hợp kịp thời, hiệu quả giữa Sở Giáo dục - Đào tạo, Ban quản lý dự án với chính quyền các địa phương và ngành chức năng. Công tác kiểm tra giám sát thực hiện dân chủ, công khai, chặt chẽ. Các xã có công trình đều có chủ tịch UBND và hiệu trưởng nhà trường tham gia giám sát xây dựng. Ban chỉ đạo cấp tỉnh và nhiều đoàn kiểm tra, giám sát của các cơ quan TW, Đoàn đại biểu Quốc hội, Thanh tra tỉnh...cũng tiến hành kiểm tra, giám sát việc xây dựng trên địa bàn 9 huyện, thị xã, thành phố, góp phần bảo đảm chất lượng và tiến độ chương trình.

Với cách làm năng động, chủ động, chặt chẽ, sau 4 năm thực hiện, chương trình kiên cố hoá trường lớp học đã đạt được những kết quả quan trọng. Kết quả, tổng số phòng học được xây dựng hoàn thành bàn giao là 2.735 phòng, trong đó có 2.165 phòng từ nguồn vốn kiên cố hoá trường lớp học. Tổng vốn huy động các nguồn là 248.452 triệu đồng, trong đó TW hỗ trợ 194.850 triệu đồng, còn lại huy động các nguồn vốn khác. Trong quá trình thực hiện, ngành giáo dục - đào tạo đã kết hợp với việc quy hoạch lại mạng lưới trường lớp học phù hợp quy mô phát triển của từng địa phương, vùng miền, chương trình đã đạt mục tiêu về số lượng, cơ cấu và chất lượng, góp phần tích cực thực hiện thành công Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Nhìn lại 4 năm thực hiện chương trình kiên cố hóa trường lớp học theo QĐ 159/2002/QĐ-TTg có thể rút ra những bài học, kinh nghiệm sau : Thứ nhất, để chương trình triển khai thực hiện đúng mục tiêu đề ra, có hiệu quả, phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, thường xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh tới huyện, xã. Nhờ có sự lãnh đạo, chỉ đạo như vậy mà 4 năm qua cơ sở vật chất của ngành giáo dục - đào tạo Yên Bái được cải thiện không ngừng, tỷ lệ phòng học xây đã đạt 100%. Hai là, phải có sự phối hợp giữa các ngành chức năng trong điều tra, khảo sát, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch. Đặc biệt, là sự vào cuộc của các xã, phường, thị trấn trong giải phóng mặt bằng, giám sát quá trình thi công xây dựng. Ba là, phát huy sự chủ động, năng động của ngành giáo dục - đào tạo, nhất là Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng trường học trong việc tham mưu với Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh nhằm tăng cường lãnh đạo chỉ đạo. Tìm các giải pháp huy động nguồn lực biện pháp thực hiện và giám sát chặt chẽ quá trình thi công.

Có thể nói, những kết quả quan trọng đạt được sau 4 năm thực hiện chương trình kiên cố hoá trường lớp học cho thấy nỗ lực vượt bậc của các cấp ủy Đảng, chính quyền, của ngành giáo dục - đào tạo, các ngành chức năng và của toàn dân nhằm thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Đảng về phát triển giáo dục đào tạo, huy động các nguồn lực thực hiện xã hội hoá giáo dục, đó là tiền đề để Yên Bái tiếp tục đưa chương trình đi vào chiều sâu với những kết quả mới và toàn diện hơn.

Tuấn Anh

Các tin khác
Phố bên sông.(Ảnh: Quang Tuấn)

YBĐT - Qua khỏi đất Vạn Lâu là đến phố Nhà Tằm. Một rẻo đất ven sông phù sa pha cát. Dân hầu hết trồng dâu nuôi tằm. Cũng chỉ vài chục nóc nhà quay mặt sang phố Lò Rèn, bảnh mắt ra đã thấy tiếng búa đe chí cha chí chát, mặt sau quay lưng về phía sông Hồng mùa cạn phơi trắng cát, mùa nước to phù sa đỏ ngầu chảy cuồn cuộn. Đầu trên là bãi Soi Cò, có những rặng tre cò đến ở từng đàn, tiếng kêu huyên náo một vùng. Gọi là phố nhưng nhà tranh là chủ yếu. Chỉ có nhà nuôi tằm được xây bằng gạch ngói cẩn thận. Cạnh Nhà Tằm là đồi cỏ may tha hồ cho trẻ chăn trâu đùa nghịch chia phe ném nhau.

Phụ nữ dân tộc Mông xã Suối Giàng, Văn Chấn đến Trạm y tế thực hiện dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ.(Ảnh: Phương Đông)

YBĐT - Năm nay, công tác dân số - KHHGĐ tiếp tục giành được nhiều kết quả đáng phấn khởi. Kết quả ấy đã có sự đóng góp tích cực của những cán bộ, cộng tác viên dân số ở cơ sở. Bằng nhiệt huyết của mình họ không quản khó khăn đến tận nhà ra tận ruộng đồng, nương rẫy… để vận động tuyên truyền người dân thực hiện KHHGĐ. Xuân mới đã về xin được kể đôi điều về một số tấm gương, những người đã góp phần làm mùa xuân thêm trọn vẹn.

Các bác sỹ đang chăm sóc sức  khỏe cho bệnh nhân nghèo.(Ảnh: N.T)

YBĐT - Một mùa xuân mới nữa lại về. Đối với người nghèo ở Yên Bái xuân này niềm vui dường như càng lớn hơn vì bệnh tật là nỗi ám ảnh nhất giờ đã không còn đáng ngại nữa bởi giờ đây, họ đã có một cứu cánh, đó là chiếc thẻ bảo hiểm y tế, để có thể đến các cơ sở y tế trong tỉnh để khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe bản thân miễn phí.

YBĐT - Tính từ đầu công nguyên đến nay, lịch sử đã trải qua 166 năm Hợi, trong đó có 10 năm mang ý nghĩa đặc biệt to lớn đối với vận mệnh đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục