Hiệu quả từ chương trình 134 ở Văn Yên

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/9/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Những năm qua, nhiều chương trình, dự án đã được đầu tư trên địa bàn huyện Văn Yên (Yên Bái) mang lại hiệu quả thiết thực, tạo điều kiện cho nhân dân phát triển kinh tế- xã hội, từng bước xoá đói giảm nghèo. Đặc biệt, 3 năm trở lại đây, Chương trình 134 của Chính phủ đầu tư về đất ở, đất sản xuất, nhà ở và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đã giúp cho nhiều gia đình được hưởng lợi từ dự án này.

Đồng bào Dao xã An Bình (Văn Yên) sử dụng công trình nước sạch được đầu tư từ Chương trình 134.
Đồng bào Dao xã An Bình (Văn Yên) sử dụng công trình nước sạch được đầu tư từ Chương trình 134.

Toàn huyện có 26 xã và 1 thị trấn; trong đó có 13 xã vùng cao, với 11 dân tộc chung sống gồm: Kinh, Tày, Dao, Mông... Đời sống của đại bộ phận người đồng bào dân tộc ít người còn gặp nhiều khó khăn. Năm 2005 là năm đầu tiên Chương trình được triển khai trên phạm vi 25/ 27 xã, thị trấn.

Từ khi triển khai, huyện đã thành lập Ban chỉ đạo, giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành thành viên phụ trách cùng các xã và thành lập ban chỉ đạo cấp cơ sở. Các thôn, bản được hỗ trợ theo Chương trình 134 phải thực hiện theo nguyên tắc công khai, dân chủ, đúng đối tượng.

Năm 2005 tổng vốn đầu tư của dự án Chương trình trên địa bàn huyện đạt 1 tỷ 736 triệu đồng với 2 hạng mục đầu tư gồm: hỗ trợ đất sản xuất 100 ha, kinh phí đầu tư là 500 triệu đồng và có 780 hộ được hưởng lợi; dự án hỗ trợ nước sinh hoạt cho 904 hộ và xây dựng 4 công trình cấp nước tập trung với tổng số tiền 1 tỷ 236 triệu đồng.

Năm 2006, dự án đầu tư 1 tỷ 498 triệu đồng, trong đó  đất sản xuất 158 ha, kinh phí 790 triệu đồng, có 642 hộ được hưởng lợi. Đồng thời, dự án đã hỗ trợ đất ở cho 181 hộ kinh phí 18 triệu đồng; hỗ trợ cấp nước sinh hoạt cho 972 hộ và xây dựng 1 công trình cấp nước tập trung kinh phí 717,5 triệu đồng.

Năm 2007 số tiền hỗ trợ của dự án lên tới 9 tỷ 144 triệu đồng.

Theo kế hoạch thì năm nay dự án sẽ hỗ trợ làm nhà ở cho 1.221 hộ với kinh phí 6 tỷ 105 triệu đồng; hỗ trợ chuyển nhượng đất sản xuất 237 ha kinh phí 1 tỷ 185 triệu đồng; hỗ trợ nước sinh hoạt gồm 800 bể, téc nước kinh phí 400 triệu đồng, đào mới 180 giếng nước, kinh phí 54 triệu đồng và xây dựng 4 công trình cấp nước tập trung kinh phí 1,4 tỷ đồng.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Lưu Văn Đoàn - Phó chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban quản lý dự án cho biết: Hiện nay khối lượng công việc của dự án là rất nhiều. Đến thời điểm cuối tháng 8 mới hoàn thành khoảng trên 40% kế hoạch. Riêng 2 mục đầu tư đạt thấp là đất chuyển nhượng và nhà ở, còn bể nước, téc nước đang được triển khai và dự kiến hoàn thành trong tháng 9. Còn lại 4 công trình cấp nước tập trung, huyện đã kiên quyết chỉ đạo phải hoàn thành chậm nhất trong tháng 12 để kịp thanh quyết toán. Địa bàn huyện Văn Yên có  thuận lợi là đường giao thông đến các thôn khá thuận tiện.

Mặt khác, ban quản lý dự án từ cấp huyện đến cấp xã thường xuyên có sự phối hợp chặt chẽ, chủ động công tác kiểm tra, giám sát, nên đã đảm bảo đầu tư đúng đối tượng. Song hiện nay khó khăn không chỉ riêng huyện Văn Yên là việc chuyển nhượng đất sản xuất, đất ở về thủ tục còn phức tạp làm mất nhiều thời gian. Diện tích đất ở quy định 200 m2 cho hộ vùng nông thôn là không phù hợp, kinh phí hỗ trợ lại thấp nên việc triển khai gặp rất nhiều khó khăn. Đối với hỗ trợ nước sinh hoạt cho hộ dân 300 ngàn đồng/ 1 giếng nước là quá thấp  so với thực tế hiện nay, bởi đối tượng thụ hưởng phần lớn là người dân vùng cao, số tiền trên thuê nhân công không đủ, nên cần được dự án xem xét điều chỉnh trong những năm tới...

Xã An Bình có 8 thôn, trong đó 2 thôn vùng 3 có đồng bào dân tộc thiểu số nghèo là đối tượng được hưởng lợi từ dự án. Chủ tịch UBND xã kiêm Trưởng Ban quản lý dự án- anh Trần Hiệp Sỹ đưa đoàn xuống thăm công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại thôn Khe Trang. Qua trao đổi, anh Sỹ cho biết: "Công trình nước sinh hoạt này được Chương trình đầu tư năm 2005 với tổng số vốn 278 triệu đồng, trong đó vốn của Chương trình là 231 triệu, còn lại là dân đóng góp. Hiện nay công trình cấp nước này giao cho dân của thôn quản lý, đã cung cấp đủ nước sinh hoạt cho 94 hộ của thôn. Năm 2006, xã không được đầu tư. Năm 2007 có 78 hộ được đầu tư về nhà ở gồm thôn Khe Trang 64 hộ và Khe Dòng 14 hộ. Năm nay, thôn Khe Trang còn 40  hộ được đầu tư bể nước và Khe Dòng 20 hộ...".

Gia đình ông Bàn Văn Dân và gia đình ông Lý Văn Dồn ở thôn Khe Trang, là các hộ được hưởng lợi  từ nguồn nước của dự án phấn khởi nói: "Nhân dân trong thôn mừng lắm, trước đây phải dẫn nước cách nhà hàng cây số về nhưng vẫn không đủ dùng, phải dùng cả nước suối, nước khe nên nhiều người bị bệnh tật. Nay được Đảng, Nhà nước, quan tâm đến bà con ai cũng mừng lắm, chúng tôi chỉ biết cảm ơn thôi".

Sau gần 3 năm thực hiện, hiệu quả Chương trình 134 của huyện Văn Yên đã được khẳng định. Nhiều ý kiến phản ảnh từ cơ sở mong muốn được nâng mức hỗ trợ cho tất cả các danh mục đầu tư. Mặt khác, Dự án tiếp tục được kéo dài để đồng bào dân tộc thiểu số nghèo tiếp tục được hưởng lợi để giảm bớt khó khăn về kinh tế, từng bước nâng cao đời sống, góp phần xây dựng nông thôn vùng cao ngày một phát triển. 

Thạch Phong

Các tin khác

YBĐT - Hiện nay, trên địa bàn thành phố Yên Bái (Yên Bái) có 13 điểm giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, tuy nhiên, trong các điểm giết mổ gia súc đã được cấp phép kinh doanh, vẫn còn phần lớn chưa chú trọng đến vệ sinh khu vực giết mổ.

Tỉnh đoàn Yên Bái gặp mặt các cơ quan báo chí nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho đại hội.

YBĐT - Theo tin từ Tỉnh đoàn Yên Bái, Đại hội lần thứ XII Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Yên Bái (nhiệm kỳ 2007 - 2012) sẽ diễn ra trong các ngày 14, 15, 16/10/2007 tại Trung tâm Thanh thiếu nhi tỉnh.

YBĐT - Theo số liệu của các cơ quan chức năng, hiện nay cả nước có gần 140.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, tăng 40 nghìn người so với năm 2001.

Bữa ăn nghèo dinh dưỡng của trẻ em vùng cao Yên Bái.

YBĐT - Chưa phải là xã xa nhất của huyện Mù Cang Chải (Yên Bái), cách trung tâm huyện lỵ hơn 20 cây số nhưng cuộc sống của gần 300 hộ dân xã Zế Xu Phình đã khác hẳn. Với 100% là đồng bào Mông, trình độ dân trí thấp không đồng đều, địa bàn dân cư không tập trung, nền kinh tế chậm phát triển, hầu hết các gia đình thường đông con nên tình trạng trẻ thất học, suy dinh dưỡng chiếm tỷ lệ khá cao. Những khó khăn đó đặt ra cho công tác dân số/KHHGĐ ở xã vùng cao này những trở ngại và thách thức lớn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục