Lục Yên: Hiệu quả từ xuất khẩu lao động trong nước

  • Cập nhật: Thứ ba, 18/9/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Ở Lục Yên (Yên Bái), các ngành nghề truyền thống ít, chưa đáp ứng được nhu cầu việc làm cho người lao động (ngoại trừ nghề thủ công đan mây tre ở xã Tân Lĩnh hay nghề chế tác đá ở thị trấn Yên Thế). Trong khi đó, đời sống của bà con nông dân chủ yếu dựa vào cây lúa nên mức thu nhập hàng năm thấp. Lớp học nghề may ngắn hạn tại Trung tâm Dạy nghề và Đào tạo việc làm tại Lục Yên.

Lớp học nghề may ngắn hạn tại Trung tâm Dạy nghề và Đào tạo việc làm tại Lục Yên.
Lớp học nghề may ngắn hạn tại Trung tâm Dạy nghề và Đào tạo việc làm tại Lục Yên.

Số lượng lao động ở nông thôn có thời gian nhàn rỗi chiếm một tỷ lệ khá lớn. Ngoài ra, hàng năm có khoảng 3.000 học sinh tốt nghiệp THPT, hoặc chưa tốt nghiệp có nhu cầu về việc làm.

Để giải quyết việc làm cho số lao động đã có việc làm ở nông thôn (làm lúa theo mùa vụ) nhưng thu nhập thấp và số lao động chưa có việc làm, Lục Yên đã có nhiều biện pháp triển khai, lập kế hoạch cụ thể đến từng xã, thị trấn để tuyên truyền vận động đến đối tượng đi lao động trong nước có thêm nguồn thu nhập cho gia đình và bước đầu đã giành được nhiều kết quả đáng mừng.

Người đi lao động trong nước của Lục Yên, cụ thể là các tỉnh miền Nam đã xuất hiện từ lâu, nhưng bắt đầu đi nhiều vào đầu năm 2005. Thời điểm đi nhiều nhất là sau khi ăn tết Nguyên đán và các xã có nhiều người đi nhất như: Minh Xuân, Khánh Thiện, Vĩnh Lạc, thị trấn Yên Thế. Lúc đầu một người đi, hai người đi, làm ăn có thu nhập cao so với làm ruộng nên họ thông tin về cho các đối tượng ở nhà. Cứ thế, người đi lao động ở miền Nam ngày càng nhiều.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Trang ở xã Minh Xuân tâm sự: “Trước đây, gia đình em chỉ trông chờ vào mấy sào lúa nên gặp nhiều khó khăn. Sau khi thấy nhiều người vào miền Nam lao động có thu nhập cao, chồng em đã đi theo và đến nay hàng tháng gửi về cho gia đình trên 1 triệu đồng”. Cùng với gia đình chị Trang, gia đình ông Hòa ở thị trấn Yên Thế có 2 con đang làm việc trong một công ty may lớn ở thành phố Hồ Chí Minh. Từ tiền con gửi về mà gia đình ông đã thoát nghèo, mua được xe máy, mua được máy cày.

Hàng năm, huyện Lục Yên phối hợp với Trung tâm Dạy nghề và Đào tạo việc làm mở nhiều lớp đào tạo nghề ngắn hạn như: trồng trọt, chế biến nông sản; may công nghiệp; sửa chữa điện dân dụng; sửa chữa cơ khí nhỏ, gò, hàn… Từ các lớp này đã giúp cho người lao động dễ dàng kiếm được việc làm ở các thành phố lớn và có thu nhập ổn định.

Nhờ làm tốt công tác tư vấn ban đầu, hướng dẫn đào tạo nghề đúng với sở trường của từng đối tượng nên đã có nhiều công ty đến đặt hàng, tiêu biểu như: Công ty May Nhà Bè ở thành phố Hồ Chí Minh, Công ty liên doanh May Việt - Nhật ở Nam Định, Công ty liên doanh Việt Nam - Hàn Quốc...

Qua thực tế, hầu hết các đối tượng đang lao động ở ngoài tỉnh đều có mức lương từ 1 - 1,2 triệu đồng/tháng. Theo số liệu của Phòng Nội vụ LĐ,TB&XH huyện, 6 tháng đầu năm 2007, huyện đã có gần 2.000 lao động ở miền Nam, nâng tổng số người đi lao động ngoài tỉnh trên 4.000 lao động.

Đồng chí Đoàn Ngọc Tuấn - Phó Phòng Nội vụ - LĐ,TB&XH huyện cho biết: “Lúc đầu, số người đi lao động chủ yếu mang tính tự phát, không có sự quản lý của chính quyền địa phương nên còn gặp nhiều khó khăn như bị cò mồi lừa đảo mà vụ 130 lao động ở xã Minh Xuân đầu năm 2006 là một ví dụ. Vì vậy, để bảo đảm quyền lợi cho người lao động, chúng tôi đã lập kế hoạch về công tác quản lý lao động tại các xã, thị trấn và những cơ quan trực tiếp tuyển lao động phải có giấy giới thiệu của huyện”.

Với những chính sách khuyến khích, đào tạo nghề ngắn hạn cho các đối tượng đi lao động ở miền Nam đã làm cho bộ mặt nông thôn Lục Yên ngày càng khởi sắc, góp phần phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn huyện xuống còn 30% vào cuối năm  nay.

Văn Tuấn

Các tin khác
Đoàn viên công đoàn Công ty Công trình và Môi trường đô thị Yên Bái chăm sóc cây cảnh.

YBĐT - Những năm gần đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Yên Bái (Yên Bái) là một trong những đơn vị làm tốt công tác phát triển công đoàn ngoài quốc doanh. Sau khi thành lập các tổ chức công đoàn, đa số các đơn vị đều có sự phát triển về qui mô và điều kiện sản xuất, thu nhập của người lao động và doanh nghiệp đều tăng.

YBĐT - Trong hai ngày 17 - 18/9, Hội Nông dân tỉnh Yên Bái tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng truyền thông về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cho 80 cán bộ và hội viên nông dân trong tỉnh.

YBĐT - Vừa qua, CĐCS Viện Quy hoạch thiết kế nông lâm nghiệp Yên Bái tổ chức Đại hội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2007 - 2010.

YBĐT - Hiện nay, toàn ngành giáo dục - đào tạo huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) có 710 cán bộ, giáo viên, công nhân viên chức. Trong dịp hè 2007, 100% cán bộ quản lý và giáo viên được tập huấn, bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ chuyên môn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục