Khó khăn trong công tác truyền thông dân số ở An Lương

  • Cập nhật: Thứ sáu, 28/9/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - An Lương, một trong những xã nghèo nhất nhì của huyện Văn Chấn (Yên Bái), trình độ dân trí thấp, nền kinh tế chậm phát triển, đời sống của người dân những năm qua còn nghèo nàn, lạc hậu. Cùng với đó tỷ lệ trẻ thất học, mù chữ, phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ khá cao, hầu hết các gia đình thường đông con, những khó khăn đó đặt ra cho công tác dân số - KHHGĐ ở xã vùng sâu này những trở ngại và thách thức lớn.

Nhằm ổn định quy mô dân số, thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước về công tác dân số, các cấp uỷ, chính quyền xã đã có sự phối kết hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể triển khai kế hoạch, giao chỉ tiêu cho 100% thôn, bản. Bên cạnh đó việc tăng cường cử cán bộ xuống nắm bắt tình hình để đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ những vướng mắc, khắc phục khó khăn trong quá trình tổ chức, thực hiện.

 

Bằng sự nhiệt tình, 12 cán bộ chuyên trách, cộng tác viên dân số thôn bản luôn bám sát cơ sở với mong muốn chuyển đổi hành vi nhận thức cho người dân, thực hiện các biện pháp KHHGĐ, với nhiều hình thức tuyên truyền như: sinh hoạt nhóm, tuyên truyền bằng pa nô, áp phích, cấp phát tờ rơi… đã làm chuyển biến nhận thức cho người dân nơi đây về công tác dân số - KHHGĐ

 

Tuy nhiên, khó khăn mà công tác truyền thông dân số ở An Lương gặp phải là trình độ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên dân số còn hạn chế, tỷ lệ phụ nữ đọc thông viết thạo ngôn ngữ phổ thông chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Do vậy, đội ngũ những người làm công tác dân số nơi này chỉ hoạt động bằng kinh nghiệm bản thân, công tác quản lý các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ chưa được đầy đủ và cụ thể.

 

Không chỉ riêng về trình độ dân trí thấp mà giao thông đi lại giữa các thôn, bản cũng rất khó khăn, 12 thôn, bản chưa có điện lưới quốc gia do vậy trình độ văn hoá, nhận thức của đồng bào nơi đây còn nhiều hạn chế. Theo như tâm sự của chị Lộc Thị Thực, cán bộ chuyên trách dân số xã thì nhiều  thôn, bản phải đi bộ nửa ngày đường mới tới, muốn vận động thuyết phục người dân phải đợi đến tối, khi họ làm nương trở về hoặc sáng sớm khi người dân chưa đi nương rẫy.

 

Một đặc thù của xã vùng cao là tâm lý về quan niệm muốn đông con nhiều cháu, cần có người làm. Có trường hợp như gia đình anh Nông Văn Chuyền thôn Mảm 2, chưa đến 40 tuổi đã có 6 đứa con; hay gia đình ông Dương Văn Đại, 50 tuổi ở thôn Tặng Chang có tới đã có 8 đứa con... Nhiều trường hợp khác được vận động, tư vấn và cấp phát các biện pháp tránh thai nhưng lại không thực hiện.

 

Có thể nói, thực hiện công tác truyền thông dân số làm thay đổi hành vi của đồng bào dân tộc ở An Lương không đơn giản. Ngoài nguyên nhân chính là do trình độ dân trí, các hủ tục đã ăn sân vào gốc rễ trong đời sống của đồng bào thì một nguyên nhân khác là những năm qua chưa có một chương trình, dự án về dân số được triển khai tại xã. Do vậy kết quả thực hiện các chỉ tiêu về KHHGĐ chưa cao. Được biết, trong tổng số 412 phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ thì tỷ lệ đối tượng dùng thuốc tránh thai rất thấp, chưa đầy 20%, không có trường hợp đình sản, gần 20 trường hợp sinh con thứ 3 trở lên.

 

Ổn định quy mô dân số là tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho người dân. Để công tác dân số -  KHHGĐ của An Lương  bền vững, nên chăng cần có sự chung sức đồng lòng của các ban, ngành trong xã, đồng thời chú trọng đổi mới tuyên truyền vận động, đặc biệt các chỉ tiêu Dân số - KHHGĐ phải được đưa vào hương ước làng xã.

 

Thanh Tân

 

Các tin khác
(Ảnh minh hoạ).

YBĐT - Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Yên Bái (Yên Bái) đang được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo với chiến lược là: Học sinh, sinh viên phải được giáo dục toàn diện về trí lực và cần có đủ sức khoẻ để cống hiến và xây dựng đất nước.

(Ảnh minh hoạ).

YBĐT - Nghiện ma túy theo kiểu truyền thống (hút thuốc phiện) đang là vấn đề khó giải quyết ở vùng cao. Tổng số người nghiện trên địa bàn huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) hiện nay lên tới trên 1.000 người, trong đó, xã Lao Chải đang là một trong những “điểm nóng” với gần 90 đối tượng nghiện hút có hồ sơ quản lý tại cơ quan công an.

Mô hình trang trại kết hợp của anh Nguyễn Minh Quý - Bí thư Đoàn xã Hán Đà cho thu nhập trên 50 triệu đồng/năm.

YBĐT - Thực hiện phong trào “Thanh niên nông thôn thi đua thực hiện 4 nội dung mới nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh” do Tỉnh Đoàn Yên Bái phát động, trong thời gian qua, Ban chấp hành đoàn xã Hán Đà, huyện Yên Bình đã vận động đoàn viên thanh niên xây dựng được nhiều mô hình trang trại có thu nhập cao, giải quyết việc làm tại chỗ cho nhiều lao động. Trong đó, có nhiều trang trại đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá đạt hiệu quả kinh tế cao, có thu nhập từ 20- 50 triệu đồng/năm.

Ông Nguyễn Thanh Vân(ngoài cùng bên phải)- Chủ tịch Uỷ ban MTTQ tỉnh Yên Bái thăm hỏi bà con xã Lâm Giang(huyện Văn Yên).

YBĐT - Vừa qua, Ủy ban MTTQ tỉnh Yên Bái, Ban vận động ủng hộ quỹ "Vì người nghèo" của tỉnh đã tổ chức lễ phát động ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo" năm 2007.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục