Nghĩa Lộ: Những ngày tháng mười
- Cập nhật: Thứ tư, 10/10/2007 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Cách đây tròn 55 năm, Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định giải phóng Nghĩa Lộ là trận mở màn của chiến dịch giải phóng Tây Bắc nhằm tạo thế và lực chặt đứt tuyến phòng thủ hành lang đông tây của Pháp; từng bước thực hiện kế hoạch tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và tiến tới đánh bại hoàn toàn thực dân Pháp xâm lược.
|
Chính vì vậy, ngày giải phóng Nghĩa Lộ 18/10/1952 không chỉ là một sự kiện lịch sử trọng đại của nhân dân thị xã Nghĩa Lộ, của tỉnh Yên Bái mà còn là sự kiện lịch sử rất quan trọng của đất nước trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Trong những ngày này, nhân dân các dân tộc ở đây đang hướng về kỷ niệm 55 năm giải phóng Nghĩa Lộ, chúng tôi đã có dịp về thăm thị xã miền Tây xinh đẹp này. Đi đến đâu cũng thấy tràn ngập một bầu không khí tưng bừng, phấn khởi rạng ngời trên nét mặt mỗi người. Các đồng chí lãnh đạo thị xã vui mừng cho biết, vụ mùa năm nay Nghĩa Lộ lại thắng lớn. Thắng lợi này không chỉ bù lại những thiệt hại về sản lượng lương thực trong vụ chiêm xuân vừa qua mà còn góp phần vào tăng trưởng kinh tế của địa phương.
Từ những ngày cuối tháng 8 và đầu tháng 9/2007, cấp uỷ, chính quyền các cấp ở thị xã đã phát động phong trào thi đua trong toàn dân trên các lĩnh vực: đẩy nhanh tiến độ thu ngân; tích cực thu hoạch lúa mùa; phấn đấu làm vụ đông đúng khung thời vụ và đảm bảo vượt chỉ tiêu về diện tích; thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm trong Đề án xây dựng thị xã văn hoá; quyết tâm xoá được 70% số nhà dột nát...
Hướng về sự kiện lịch sử này, thị xã Nghĩa Lộ còn tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ để khởi công một số công trình chào mừng như: công Trường THCS Nguyễn Quang Bích, Trường THPT Nghĩa Lộ, đường An Hoà và một số tuyến đường giao thông nông thôn. Đồng thời, sẽ tổ chức khánh thành một số công trình như: khánh thành Khu di tích lịch sử Căng-Đồn Nghĩa Lộ, trụ sở xã Nghĩa An, Nhà văn hoá phường Cầu Thia...
Bên cạnh những công việc trên, thị xã cũng đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ý nghĩa lịch sử của chiến dịch giải phóng Nghĩa Lộ. Tăng cường tinh thần tự hào về truyền thống cách mạng của quê hương và củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng để thực tốt mục tiêu xây dựng thị xã Nghĩa Lộ giàu đẹp văn minh, xứng đáng là trung tâm kinh tế - văn hoá, xã hội ở khu vực phía Tây của tỉnh.
Cùng trong những ngày này, Nghĩa Lộ cũng đang dốc sức phối hợp với một số cơ quan trung ương, của tỉnh để hoàn tất các công việc cho việc khai mạc Hội chợ thương mại - du lịch Mường Lò năm 2007; tổ chức giới thiệu nghề dệt và các sản phẩm nghề thủ công truyền thống tại khu làng nghề văn hoá du lịch tại xã Nghĩa An; tổ chức đêm văn hoá trình diễn trang phục các dân tộc Mường Lò.
Các xã, phường cũng đang tích cực dàn dựng các tiết mục văn nghệ để giao lưu giữa các địa phương trong thị xã. Các môn thể thao dân tộc; môn cầu lông của các câu lạc bộ; các đội bóng đá của thị xã cũng đang được các cơ sở luyện tập tích cực để tham gia thi đấu trong dịp này...
Với tinh thần tưng bừng phấn khởi, giành tất cả tinh thần và trách nhiệm hướng về sự kiện lịch sử trọng đại này, chúng ta hy vọng rằng, thị xã miền Tây trong ngày kỷ niệm 55 năm giải phóng sẽ trở thành điểm đến của du khách gần xa. Đđến với Nghĩa Lộ là đến với một địa danh lịch sử; đến với một nơi có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, trù phú và đầy tiềm năng kinh tế. Đặc biệt là được đến với một miền quê chứa đựng bản sắc văn hoá các dân tộc rất đặc sắc và đa dạng.
Hoàng Nhâm
Các tin khác
YBĐT - Là xã vùng 3 của huyện Văn Chấn với trên 70% là đồng bào Khơ Mú, cuộc sống khó khăn, cơ sở vật chất nghèo nàn, chỉ cách trung tâm thị xã Nghĩa lộ (Yên Bái) chưa đến 10 cây số nhưng cuộc sống của hơn 300 hộ dân nơi đây đã khác hẳn.
YBĐT - Lục Yên là huyện đầu tiên của tỉnh Yên Bái bùng phát dịch bệnh dại trên đàn chó và đến nay đã lan ra tại 4 xã là: Mai Sơn, Vĩnh Lạc, Mường Lai và Trung Tâm.
YBĐT - Ngày hội Văn hoá - Thể thao (VHTT) các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ X do tỉnh Yên Bái đăng cai tổ chức sẽ được diễn ra từ 25-28/10/2007. Không khí chuẩn bị cho ngày hội đang diễn ra khẩn trương.
YBĐT - Từ khi ông Phạm Huy Thiết hy sinh năm 1969, bà Tỵ một lòng một dạ thủy chung với người đã khuất và ở vậy nuôi con một mình. Trước đây gia đình bà sinh sống trong một căn nhà tranh vách đất ở trên triền đồi cao, xa đường, xa dân. Cuộc sống của cả gia đình chỉ trông vào 4 sào ruộng với mảnh vườn chè mấy trăm mét vuông nên rất chật vật.