Pá Lau gian nan chuyện Giảm nghèo

  • Cập nhật: Thứ sáu, 19/10/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Xoá đói giảm nghèo luôn là vấn đề hàng đầu của một xã vùng cao như Pá Lau huyện Trạm Tấu (Yên Bái) khi mà cho đến năm 2007 này, tỉ lệ hộ nghèo ở đây vẫn chiếm đến 67%.

Để giảm nghèo, Pá Lau đã nhận được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, năm 2000, Chương trình 135 được triển khai tại Pá Lau. Nhờ nguồn vốn của 135, Pá Lau đã có được con đường hơn chục km cấp phối lên xã. Đến năm 2006, từ sự hỗ trợ của Chương trình 134, xã đã mở rộng khai hoang được thêm 5.000m2 ruộng nước nữa, đưa tổng số diện tích ruộng nước lên 46 ha vào năm 2007. Cũng từ nguồn vốn 134, hơn 100 hộ của xã đã được hỗ trợ tấm lợp phi brô xi măng, trị giá 5 triệu đồng/hộ.

Ngoài ra, từ năm 2004, thực hiện hợp phần phát triển ngân sách xã do Dự án Giảm nghèo hỗ trợ, đến tháng 6/2007, với nguồn vốn này được giải ngân trên 873 triệu đồng qua 5 chu kì, 5 thôn bản của Pá Lau đã xây dựng được bể chứa nước sạch, làm đường, cầu..., cải thiện điều kiện sản xuất như đầu tư máy cày, bừa, máy xay xát, tuốt lúa..., hỗ trợ tấm lợp nhà, hỗ trợ chăn màn, gạo… cho người dân.

Nhờ những sự đầu tư này, bộ mặt Pá Lau ít nhiều được cải thiện. Thế nhưng, mục tiêu giảm 4,5% tỉ lệ hộ nghèo trong năm 2007, theo Chủ tịch UBND xã Thào A Chóng thì khó thực hiện được khi mà 9 tháng đầu năm mới chỉ giảm được 2%. Trong tổng số 46 ha diện tích lúa nước chỉ có 30ha là cấy được hai vụ. Thêm vào đó, nhiều hộ mới tách chưa có đất sản xuất, nhiều hộ trước nay cũng chưa khai hoang ruộng nước mà chỉ gieo cấy lúa nương.

Những năm gần đây, Pá Lau cũng được huyện hỗ trợ nông dân trồng ngô và đậu tương, nhưng diện tích và sản lượng chưa đáng kể. Rồi mất mùa, thất bát cũng là một trong những nguyên nhân đói nghèo. Thế nhưng, theo chúng tôi, việc sinh đẻ không kế hoạch của người dân với khoảng 50% hộ gia đình sinh con thứ ba trở lên như hiện nay mới là nguyên nhân cơ bản nhất níu chân cái nghèo ở lại với Pá Lau. Không những thế, chuyện tái nghèo vẫn xảy ra, hiện có khoảng 7 hộ rơi vào tình trạng này, vẫn là do mất mùa, ốm đau, tách hộ mới, sinh nhiều con...

Trăn trở trước chuyện nghèo khó của xã mình, những cán bộ xã cũng thừa nhận, để giảm nghèo, cần cả sự nhận thức, nỗ lực lớn từ chính người dân chứ không chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước.

P.V

Các tin khác

YBĐT - Kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2007), Hội Phụ nữ huyện Trấn Yên đã tổ chức lễ kỷ niệm và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba mới được Nhà nước trao tặng.

Công trình thuỷ lợi được đầu tư phục vụ hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp ở Văn Chấn.

YBĐT - Cùng với nhiều dự án khác, từ năm 2002, Dự án Giảm nghèo đã được triển khai tại 8 xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Văn Chấn (Yên Bái), đó là: Sùng Đô, Nậm Mười, An Lương, Nậm Lành, Nghĩa Sơn, Suối Quyền, Suối Bu và Nậm Búng.

Bằng nguồn đóng góp của nhân dân đến nay tổ nhân dân số 3 (T.T Yên Bình) đã có 1 hội trường rộng rãi.

YBĐT - Trước năm 1997, tổ nhân dân số 3, thị trấn Yên Bình huyện Yên Bình (Yên Bái) được biết đến là một điểm “nóng” về mất an ninh, trật tự. Đặc biệt, nơi đây còn là điểm hội tụ của tệ nạn ma tuý, mại dâm của các đối tượng đến từ nhiều địa phương khác, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân.

Phụ nữ Tân Hợp được hỗ trợ máy ép tinh dầu quế để phát triển kinh tế.

YBĐT - Hàng trăm hộ gia đình nghèo ở Tân Hợp huyện Văn Yên (Yên Bái) có nhu cầu nhưng không được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi đầu tư cho sản xuất, phát triển kinh tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục