Việc làm cho người lao động: Góc nhìn từ khu vực kinh tế tập thể

  • Cập nhật: Thứ sáu, 9/11/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Theo số liệu thống kê của Liên minh HTX, toàn tỉnh Yên Bái hiện có 265 HTX và trên 6.000 cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký kinh doanh đạt trên 3.000 tỷ đồng.

Lao động được đào tạo nghề ngắn hạn tại Trung tâm đào tạo việc làm huyện Lục Yên. (Ảnh Văn Tuấn)
Lao động được đào tạo nghề ngắn hạn tại Trung tâm đào tạo việc làm huyện Lục Yên. (Ảnh Văn Tuấn)

Thông qua các hoạt động kinh doanh và mở rộng sản xuất, hỗ trợ đào tạo và dạy nghề, hỗ trợ vốn, hỗ trợ kiến thức khoa học công nghệ, hỗ trợ về phát triển thị trường và xúc tiến thương mại..., các doanh nghiệp này đã thu hút và giải quyết việc làm cho trên 15.000 lao động.

Trong đó, đáng chú ý là các HTX hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, công nghiệp như các HTX vận tải Quyết Tiến, HTX dịch vụ nông nghiệp Phù Nham, HTX dịch vụ tổng hợp Tân Thịnh... đã tạo ra trên 4.500 việc làm ổn định cho người lao động với mức lương trung bình từ 800.000đ - 1.200.000đ/ người/ tháng. Không những thế, trong quá trình làm việc các điều kiện lao động như: thời gian lao động, thời gian nghỉ ngơi, chi trả tiền làm ngoài giờ, bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động đã được các doanh nghiệp chú ý, bảo đảm.

Song song với những hiệu quả tạo việc làm trực tiếp mà các doanh nghiệp mang lại, các HTX quỹ tín dụng nhân dân cũng có những đóng góp rất lớn trong công tác giải quyết việc làm. Chỉ tính riêng năm 2006, các HTX quỹ tín dụng nhân dân đã cho 9.565 lượt thành viên vay vốn ( trên 97 tỷ đồng) với lãi suất ưu đãi để tạo việc làm và phát triển sản xuất.

Từ nguồn vốn được vay, các thành viên đã mua được trên 2.600 con trâu, bò; 26.630 con lợn giống; 668 tấn phân bón hoá học các loại, 10,8 tấn giống lúa, ngô năng suất cao; chăm sóc và tu bổ 743,7 ha rừng nguyên liệu các loại... và trên 220 phương tiện vận tải nhỏ phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hoá.

Đánh giá về hiệu quả của khu vực kinh tế tập thể trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động, đồng chí Đào Duy Vượng - Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh cho biết: "Từ khi thực hiện Nghị quyết TW 5 về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và Luật Hợp tác xã, các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực kinh tế tập thể đã có rất nhiều đóng góp trong công tác giải quyết việc làm, góp phần không nhỏ giúp người lao động nâng cao mức sống, xoá đói giảm nghèo.

Nhờ xác định tốt mục tiêu kinh doanh và làm ăn hiệu quả, trung bình hàng năm, các doanh nghiệp đã tạo thêm từ 500 – 600 việc làm mới. Ngoài ra, chúng tôi còn chủ động mở trên 40 lớp đào tạo nghề chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, làm hàng thủ công mây tre đan, bồi dưỡng nghiệp vụ cho hơn 1.000 lao động và xã viên hợp tác xã".

Tuy nhiên, do quy mô lao động trong các HTX và khu vực kinh tế tập thể còn hạn chế, trình độ quản lý thấp, kỹ thuật đơn giản, chưa có sản phẩm độc đáo, năng lực cạnh tranh trên thị trường yếu và tâm lý trông chờ ỷ lại vào Nhà nước vẫn còn khá phổ biến nên thu nhập của người lao động chưa cao. Ngoài ra, công tác tư vấn giới thiệu việc làm, đào tạo nghề cũng còn nhiều hạn chế; do không có giáo trình phù hợp với thực tế, thời gian đào tạo ngắn lại không có điều kiện thực hành nên người lao động sau khi được đào tạo rất khó khăn khi tìm việc làm vì đa số các doanh nghiệp hiện nay cần lao động chất lượng cao.

 Để khắc phục những khó khăn này, Liên minh HTX tỉnh xác định tiếp tục phát triển các lĩnh vực, ngành nghề, khu vực hoạt động phù hợp với lao động của kinh tế tập thể; xây dựng ban hành và thực hiện chính sánh đào tạo, đào tạo lại, đào tạo dài hạn cho các lao động phổ thông. Đồng thời, xây dựng các chính sách khuyến khích chủ doanh nghiệp tăng cường tuyển chọn và sử dụng lao động; phấn đấu đến năm 2010, toàn tỉnh có 4000 tổ hợp tác các loại, thu hút và tạo việc làm cho trên 30.000 thành viên; thành lập mới 150 HTX, tạo ra từ 5.000 - 7.000 việc làm mới cho xã viên và người lao động; trong đó, bình quân mỗi năm tăng từ 25 - 30 HTX, tạo thêm từ 1.000 - 1.500 việc làm mới. 

Đức Thành

Các tin khác
Ảnh Thanh Ba.

YBĐT - Tiện lợi, nhanh chóng, cùng với đó là việc giải quyết việc làm, đem lại thu nhập cho một bộ phận dân cư chính là nguyên nhân dẫn đến các hàng quán ăn uống, nhất là quán ăn sáng mọc lên như nấm sau mưa trong thời gian qua.

YBĐT - Trường Tiểu học Kim Đồng, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) thành lập ngày 1/9/1980. Từ đó đến nay, nhà trường nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn để thực hiện tốt nhiệm vụ. Đặc biệt những năm gần đây, thầy và trò đã cố gắng vươn lên trong giảng dạy và học tập, xây dựng nhà trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2006 - 2010.

Bé tập làm bác sỹ.

YBĐT - Những năm gần đây, Trường Mầm non Yên Thịnh (thành phố Yên Bái) đã thu hút đông các cháu trong độ tuổi trên địa bàn đến lớp. Các phụ huynh tin tưởng cho con học ở đây vì cứ sáng dậy là các cháu đòi được đến lớp; về nhà ngoan ngoãn, ăn uống và sinh hoạt nề nếp, khác hẳn khi các cháu chưa đi học.

Học sinh Trường PTDT nội trú Mù Cang Chải trong giờ học. (Ảnh: Thành Trung).

YBĐT - Kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2006 - 2007 đạt thấp nhưng không thể đổ lỗi hoàn toàn cho giáo viên và học sinh khối 12, bởi đó là sự đánh giá chất lượng giáo dục của cả một giai đoạn chứ không phải của một kỳ hay một năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục