Phong trào khơi dậy sức mạnh cộng đồng
- Cập nhật: Thứ bảy, 17/11/2007 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Được triển khai từ những năm 1995 do Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động, với 6 nội dung chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần cho người dân hướng tới mục tiêu ngày càng ấm no, bình đẳng, hạnh phúc và phát triển.
Đây chỉ là một trong 41 ngôi nhà đại đoàn kết mà ủy ban MTTQ thành phố Yên Bái vừa trao tặng cho gia đình ông Phạm Văn Vượng, tổ 16, phố Hồng Phong, phường Hồng Hà, một trong những hộ nghèo của thành phố Yên Bái nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày đại đoàn kết toàn dân. Bằng sự chung tay góp sức của tình làng nghĩa xóm và ban mặt trận các cấp, ngôi nhà tranh tre nứa lá của gia đình ông đã được thay thế bằng ngôi nhà xây cấp bốn kiên cố với tổng giá trị 50 triệu đồng. Khỏi phải nói, gia đình ông Vượng vui như thế nào.
Được triển khai từ những năm 1995 do Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động, với 6 nội dung chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần cho người dân hướng tới mục tiêu ngày càng ấm no, bình đẳng, hạnh phúc và phát triển. Lấy nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân làm mục tiêu, lấy hiệu quả làm động lực, lấy việc nhân dân tự quản, tự nguyện làm hình thức, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, vận động nhân dân phát triển kinh tế, đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo và cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” đã được MTTQ các cấp ở thành phố đã tổ chức tốt. Qua đó đã khơi dậy được truyền thống nhân ái tương thân, nhường cơm sẻ áo. Các phong trào xoá nhà dột nát, hỗ trợ vốn, giống... đã giúp các hộ nghèo, gia đình chính sách có điều kiện ổn định cuộc sống, vươn lên phát triển kinh tế.
Với phương châm “Lá lành đùm lá rách”, đến năm 2006 thành phố Yên Bái đã hoàn thành xong việc xoá nhà dột nát cho các hộ gia đình nghèo. Riêng trong 2 năm 2005 – 2007, Uỷ ban MTTQ thành phố và ban mặt trận các cấp đã vận động ủng hộ trên 15 ngàn ngày công làm mới 41 căn nhà đại đoàn kết trị giá trên 600 triệu đồng cho các hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn.
Đặc biệt, từ tháng 6 năm 2007, MTTQ thành phố Yên Bái đã đổi mới phương thức hỗ trợ người nghèo thông qua hình thức chuyển giao bò giống cho các hộ nghèo nuôi. Qua đánh giá bước đầu, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực. Đàn bò nái 10 con được giao cho 10 hộ đã sinh sản. Số bò con được MTTQ thành phố chuyển giao tiếp cho những hộ nghèo phát triển nhân đàn. Việc đổi mới phương thức hỗ trợ này sẽ tạo tiền đề giúp các hộ thoát nghèo bền vững.
Được đánh giá là một trong những địa phương đi đầu trong việc thực hiện tốt cuộc vận động toàn dân đoàn kết đời sống văn hoá ở khu dân cư, việc ra mắt xây dựng các khu phố, tổ, cụm dân cư tiến tiến văn hoá đã đánh dấu một bước chuyển biến lớn trong nhận thức đời sống người dân. Từ 28/367 hộ nghèo hồi đầu năm 2007, đến nay khu dân cư Phú Xuân phường Nguyễn Phúc đã có thêm 8 hộ thoát nghèo; 360/367 hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá năm 2007; 6/8 tổ dân đạt danh hiệu tổ dân phố văn hoá, khu dân cư được đề nghị là khu dân cư tiên tiến.
Từ những điển hình này, phong trào đã lan rộng tới 11 xã, phường trên địa bàn thành phố Yên Bái và trở thành một trong những tiêu chí thi đua tại các phường, tổ, cụm dân cư. Đến nay đã có 57/103 khu dân cư đạt danh hiệu khu dân cư văn hoá; 40/103 khu đạt danh hiệu khu dân cư tiên tiến; 90% số hộ gia đình hàng năm đạt danh hiệu gia dình văn hoá; 26/103 khu dân cư đã xây dựng được nhà văn hoá; tỷ lệ hộ nghèo bình quân toàn thành phố chỉ còn 4,7%.
Những năm gần đây, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư” đã góp phần không nhỏ tạo nên sự chuyển biến mới trong nhận thức của người dân, tác động làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi Yên Bái.
Là tỉnh có tới 30 dân tộc sinh sống, các phong tục tập quán, điều kiện sống giữa các vùng có sự chệnh lệnh nhau về mọi mặt. Để cuộc vận động có ý nghĩa thiết thực tới đời sống của người dân, nhất là đối với đồng bào các dân tộc vùng cao, vùng sâu, Uỷ ban MTTQ tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo mặt trận Tổ quốc các cấp giao chỉ tiêu kế hoạch cụ thể cho từng đơn vị bằng việc rà soát, thống kê các hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn để lên kế hoạch hỗ trợ. Đồng thời, ký giao ước thi đua tới từng đơn vị qua đó tác động trực tiếp làm thay đổi bộ mặt đời sống, kinh tế – xã hội cho người dân.
Đến nay tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh Yên Bái đã giảm từ 19,69% năm 2000 xuống còn 4% năm 2007; 1.235 khu dân cư đăng ký phân đấu đạt khu dân cư đăng ký đạt khu dân cư tiên tiến; chỉ tính riêng trong 3 năm 2004 - 2007, MTTQ tỉnh Yên Bái đã vận động nhân dân ủng hộ bằng tiền, vật liệu, công lao động cùng một phần hỗ trợ từ ngân sách tỉnh đã làm mới 6.000 căn nhà cho cho hộ nghèo với tổng trị giá trên 40 tỷ đồng.
Có thế nói, bằng nhiều hình thức, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” đã và đang thu hút, khơi dậy sức mạnh to lớn của các cáp các ngành trong việc chung sức đồng lòng giúp đỡ những hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn ổn định cuộc sống, vươn lên phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, đầy lùi các hủ tục, tệ nạn xã hội. Đây sẽ là tiền đề để MTTQ tỉnh Yên Bái tiếp tục nhân rộng và phát huy hiệu quả các phong trào, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI hướng tới mục tiêu xây dựng xã hội giàu mạnh.
Thanh Tân
Các tin khác
YBĐT - Qua ngần ấy năm, cư dân của Mỏ Vàng ngày càng đông lên và đến bây giờ cả xã có trên 650 hộ, sống tại 11 thôn bản. Không biết có phải vì ven suối Thia, đoạn chảy qua xã hình thành bãi sa khoáng hay vì tiềm năng đất đai và nguồn lực con người mà dân địa phương đặt ra cái tên nghe đến là “giàu”?
YBĐT - Dự án đầu tư mua sắm trang thiết bị hoạt động văn hoá, thông tin từ vốn chương trình, mục tiêu quốc gia năm 2007 với tổng số tiền là 739triệu đồng đã được Sở Văn hoá- Thông tin tỉnh Yên Bái bàn giao cho các đơn vị Nhà văn hoá, đội thông tin lưu động huyện, thị, nhà văn hoá xã và các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh.
YBĐT - Vừa qua, Quân khu II đã tổ chức Hội thi sáng kiến cải tiến kỹ thuật năm 2007. Tham gia hội thi có các đoàn của Bộ CHQS 9 tỉnh trong Quân khu, các kho, trạm xưởng và các đơn vị trực thuộc.
YBĐT - Cảm nhận đầu tiên khi chúng tôi đến nhà ông Hoàng Văn Tâm, dân tộc Tày ở xã Phan Thanh, huyện Lục Yên là không khí gia đình đầm ấm. Sự giao tiếp, ứng xử trong một gia đình chung sống 4 thế hệ rất nề nếp gia phong nhưng cũng hết sức cởi mở, bình đẳng.