Dự án chia sẻ: Sẻ chia khó khăn với đồng bào vùng cao Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ sáu, 6/3/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - "Dự án chia sẻ đã góp phần trong việc giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, đói, cải thiện đời sống người dân, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ các cấp và người dân. Thử nghiệm và áp dụng thành công phương pháp tiếp cận mới về xóa đói, giảm nghèo; tạo sự cân bằng, bình đẳng giữa các nhóm đối tượng trong cộng đồng, tạo cho họ cơ hội tham gia, hòa nhập với cộng đồng..". Đó là những lời nhận xét hết sức tốt đẹp của đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thị Thanh Trà và bà Jonhanna Palmberg - Bí thư thứ nhất Hợp tác phát triển, Đại sứ quán Thụy Điển tại Hội nghị Tổng kết Dự án chia sẻ tỉnh Yên Bái (giai đoạn 2003 - 2008) vừa được tổ chức tại thành phố Yên Bái.

Đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thị Thanh Trà và bà Jonhanna Palmberg - Bí thư thứ nhất Hợp tác phát triển, Đại sứ quán Thụy Điển trao đổi về dự án.
Đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thị Thanh Trà và bà Jonhanna Palmberg - Bí thư thứ nhất Hợp tác phát triển, Đại sứ quán Thụy Điển trao đổi về dự án.

Với mục tiêu: Nâng cao đời sống cho người dân địa phương một cách bền vững. Các hộ nghèo được tiếp cận tốt với các nguồn lực xóa đói, giảm nghèo. Dự án Chia sẻ tỉnh Yên Bái được triển khai tại huyện Văn Chấn và Mù Cang Chải. 5 năm qua dự án đã tổ chức được 497 lớp tập huấn cho hơn hai vạn lượt người học tập; trong đó có 82 lớp, cho hơn 4000 lượt cán bộ dự án và các cơ quan, ban ngành của tỉnh và các địa phương tham gia tập huấn về quản lý, lập kế hoạch, quản lý tài chính, đấu thầu, giám sát đánh giá; 415 tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, xóa mù chữ, thú y thôn, bản cho hàng nghìn lượt người dân vùng dự án...

Ngoài ra dự án cũng tổ chức hàng trăm đợt thăm quan, học hỏi kinh nghiệm trong và ngoài nước cho cán bộ quản lý và người dân trong vùng. Với tổng kinh phí 67 triệu SEK (tiền Thụy Điển, tương đương  104,5 tỷ Việt Nam đồng) do tổ chức Sida tài trợ, được phân chia cho cấp huyện 5%, cấp xã 15% và cấp thôn, bản 80%.

Việc triển khai các hoạt động từ quỹ luôn bảo đảm nguyên tắc phân cấp, trao quyền cho người từ thôn, bản lên với sự tham gia của cộng đồng, đảm bảo tính công khai, minh bạch, tăng cường sự hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo và các hộ đặc biệt khó khăn và lĩnh vực hoạt động sản xuất tạo thu nhập.

Trên lĩnh vực hỗ trợ sản xuất tạo thu nhập, một lĩnh vực được dự án ưu tiên đầu tư, dự án đã cung cấp dụng cụ sản xuất như máy dệt, máy khâu, máy xay xát, máy tuốt lúa, máy đốn chè..; đầu tư cây con giống như trâu, bò, dê, lợn; khai hoang ruộng nước bậc thang, hỗ trợ mua ống dẫn nước phục vụ sinh hoạt và tưới tiêu, góp phần mở rộng diện tích canh tác được 1.791 nghìn m2. Lĩnh vực cơ sở hạ tầng là lĩnh vực đem lại hiệu quả thiết thực, bền vững và lâu dài góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn vùng dự án với  81 công trình thủy lợi; xây dựng và cải tạo 109 công trình điện, 49 nhà hội trường thôn; 100 công trình đường liên thôn; 3 công trình ngầm tràn; đào 57 giếng nước; 23 nhà sinh hoạt cộng đồng...

Lĩnh vực giáo dục, Dự án Chia sẻ đã tổ chức được 415 lớp tập huấn về xóa mù chữ, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cho hàng nghìn lượt người, đặc biệt là phụ nữ... để họ có điều kiện tiếp cận với kiến thức sản xuất nhằm xóa đói, giảm nghèo, cải thiện cuộc sống. Dự án Chia sẻ đã chủ động kết hợp với các chương trình dự án khác ở địa phương để đầu tư cải thiện môi trường sống, chăm sóc sức khỏe người dân thông qua các lớp tập huấn về sức khỏe sinh sản, vệ sinh môi trường, nhất là đã đầu tư mua 54 tủ thuốc thôn bản; xây dựng 61 công trình nước sạch, hỗ trợ làm 1.304 nhà vệ sinh ở các hộ gia đình; làm nhà ở cho bệnh nhân và là chuồng trâu, bò...

Đặc biệt dự án Chia sẻ đã tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt tại huyện Văn Chấn năm 2005, hỗ trợ tiền mua 414 con trâu, giúp người dân khôi phục chăn nuôi và sức kéo sau đợt rét đậm, rét hại năm 2008; tái định cư thôn Nậm Pươi xã Nậm Búng, giúp 40 hộ dân đồng bào dân tộc Dao ra khỏi vùng sạt lở nguy hiểm tới nơi ở mới có điện, đường, có nhà vệ sinh, có lớp học, hộ trường thôn...
 
Có thể nói đây là một dự án lớn, phương pháp tiếp cận mới trong công tác xóa đói, giảm nghèo được triển khai tại hai huyện Văn Chấn và Mù Cang Chải đã kết thúc và mang lại kết quả thiết thực. Tuy nhiên chu kỳ thời gian chỉ có 5 năm, chưa đủ để củng cố và nhân rộng mô hình, thể chế các bài học kinh nghiệm thành các chính sách trong xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội. Mong muốn của các xã, các thôn bản và bà con nhân dân các dân tộc ở vùng cao huyện Văn Chấn và Mù Cang Chải tham là Dự án tiếp tục được triển khai giai đoạn II để việc xóa đói, giảm nghèo được duy trì một cách bền vững, hiệu quả.

Lê Phiên

Các tin khác

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương, ngày 5/3, miền Bắc đón đợt không khí lạnh tăng cường và rét sẽ kéo dài khoảng một tuần.

Nhiều gia đình hội viên phụ nữ phát triển mô hình gà siêu trứng cho hiệu quả kinh tế cao.

YBĐT - Những năm qua, Hội Phụ nữ huyện Yên Bình (Yên Bái) đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của hội viên thông qua các phong trào thi đua, hỗ trợ vốn phát triển kinh tế. Nhờ đó, đời sống của đại đa số hội viên đã được cải thiện rõ nét, tỷ lệ hộ đói, hộ nghèo giảm nhiều so với các năm trước.

YBĐT - Năm 2008, huyện Văn Chấn (Yên Bái) được đầu tư xây dựng 105 phòng học, 134 phòng ở cho giáo viên. Cùng với phối hợp thực hiện tốt giữa các cơ quan chức năng, ngành chủ quản và địa phương trong công tác đầu tư, việc giám sát chất lượng công trình đã được huyện đặc biệt quan tâm.

YBĐT - Sau thực hiện Chỉ thị số 30/CT-TW, ngày 28/2/1998 của Bộ Chính trị và các nghị định 07,71,79 của Chính phủ ban hành Quy chế dân chủ (QCDC) ở xã, cơ quan và các doanh nghiệp nhà nước, thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) đã có nhiều chuyển biến quan trọng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục