Xây dựng đời sống văn hoá ở Phúc An

  • Cập nhật: Thứ ba, 10/3/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Không chạy theo phong trào vì chỉ tiêu số lượng mà cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở xã Phúc An, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã được chú trong nhiều hơn đến sự chuyển biến về chất lượng.

Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở Phúc An được triển khai từ năm 1999, bắt đầu bằng những kết quả trong phát triển kinh tế - xã hội do chuyển đổi cơ cấu kinh tế đúng hướng, nhất là việc chuyển đổi những diện tích ruộng trũng cấy lúa hiệu quả thấp sang nuôi trồng thuỷ sản, mở rộng diện tích và thâm canh cây vụ đông. Kinh tế phát triển, đời sống người dân được cải thiện, nhưng một số hủ tục trong cưới xin, đám tang, hội hè lại trỗi dậy tại một số thôn đồng bào người Dao, như việc ăn uống linh đình, kéo dài làm ảnh hưởng đến nếp sống văn hoá ở khu dân cư.

Với 8 đồng chí trong Ban chỉ đạo, trong đó, trách nhiệm cao nhất thuộc về Bí thư Đảng uỷ xã, trên cơ sở xây dựng các quy ước, hương ước làng xã, nhất là việc cụ thể hoá về thực hiện nếp sống văn minh, tiết kiệm trong việc cưới xin, bằng hình thức giao chỉ tiêu thi đua đến tất cả các thôn bản; 9/9 thôn, bản đã hoàn thành việc bổ sung quy ước làng văn hoá. Cùng với đó, Mặt trận Tổ quốc xã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trong xã tuyên truyền, vận động nhân dân, nhất là đồng bào thiểu số phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đồng thời kêu gọi nhân dân hăng hái hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước, tăng gia lao động sản xuất.

 Năm 1999, thôn Đồng Tâm được xã chọn làm mô hình chỉ đạo điểm xây dựng làng văn hoá. Để mô hình đạt hiệu quả, Ban chỉ đạo cuộc vận động đã phân công, các thành viên có nhiệm vụ giúp thôn thực hiện đúng các quy trình từ việc ăn, ở hợp vệ sinh, kiên quyết bài trừ các hủ tục lạc hậu trong nếp sống, cách nghĩ... đồng thời rút kinh nghiệm để phổ biến đến các thôn, bản trong xã. Đến hết năm 2002, Đồng Tâm chính thức được công nhận là làng văn hoá, sau đó năm 2003 được huyện cấp bằng công nhận làng văn hoá cấp huyện.

Nhờ có bài học kinh nghiệm trong việc chỉ đạo xây dựng thí điểm mô hình làng văn hoá ở Đồng Tâm nên phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở các khu dân cư của xã được tiến hành đồng bộ, giải quyết kịp thời những vướng mắc nảy sinh, đề ra những biện pháp thực hiện hữu hiệu. Hầu hết các thôn, bản ở Phúc An đều tổ chức cho các hộ đăng ký danh hiệu gia đình văn hoá, làng văn hoá cấp xã, cấp huyện. Các đoàn thể trong xã đã lồng ghép các phong trào xây dựng  gia đình nông dân văn hoá, gia đình cựu chiến binh văn hoá; phong trào tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc vào cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”.

Cùng với đó, Ban chỉ đạo cuộc vận động đã có những quy định cụ thể, yêu cầu các đảng viên phải báo cáo với chi bộ, công chức xã phải báo cáo với Ủy ban nhân dân xã về việc thực hiện nếp sống văn minh, tiết kiệm tại cơ sở, nơi mình cư trú để có những biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Nhờ có những biện pháp cụ thể đó mà năm vừa qua, Phúc An thu được những kết quả đáng mừng. Các thôn, bản đều tích cực hưởng ứng các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách… bằng việc xoá nhà tạm, xây dựng nhà tình nghĩa cho các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách với tổng số tiền và ngày công lên tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Công tác xoá đói giảm nghèo cũng đạt được nhiều kết quả quan trọng với việc giảm được trên 4% số hộ nghèo mỗi năm, trên 60% số hộ có mức sống khá. Đời sống nhân dân phát triển, phong trào văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao được duy trì và đẩy mạnh. Năm 2008, Phúc An có trên 75% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, 95% số hộ có các phương tiện nghe nhìn, 4/9 thôn đạt tiêu chuẩn làng văn hoá…

Thành quả trên là cơ sở để Phúc An tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động xây dựng đời sống văn hoá trong những năm tiếp theo, đồng thời là nền tảng để địa phương đẩy mạnh phong trào xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân.

                                     Thanh Tân 

Các tin khác

Ngày 10/3-10/4, thí sinh lớp 12 nộp hồ sơ đăng ký dự thi và lệ phí tại trường phổ thông đang học. Thí sinh tự do nộp tại các điểm tiếp nhận do Sở GD&ĐT quy định.

Công nhân Xưởng mạ kẽm trong giờ lao động.

YBĐT - Phân xưởng Sửa chữa, xây lắp điện - còn gọi là Xưởng mạ kẽm thuộc Điện lực Yên Bái có chức năng sản xuất, gia công cơ khí, mạ kẽm các sản phẩm xà, phụ kiện, đường dây trạm biến áp điện phục vụ cho công tác sửa chữa, xây lắp mới đường dây và trạm biến áp đến 35KV. Tính chất công việc này đòi hỏi phải thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn lao động, phòng chống cháy nổ. Chính vì vậy, công tác này luôn được Phân xưởng quan tâm, nhất là đối với Tổ Cơ khí, Tổ Xây lắp - những bộ phận trực tiếp sản xuất, gia công cơ khí và thi công công trình về điện.

YBĐT - Những năm trở lại đây, tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội ở xã Yên Thái, huyện Văn Yên (Yên Bái) luôn được đảm bảo đã tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc trong xã yên tâm phát triển kinh tế, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc. Góp phần quan trọng vào thành công ấy có công sức của đội ngũ Công an xã, những con người vẫn cấy cày trên cùng cánh đồng làng, vẫn lên rừng làm nương trồng sắn hay chăm sóc quế như mọi người dân ở bản trên, xóm dưới, nhưng mỗi khi làng xã có "chuyện" lại hăng hái vào cuộc.

YBĐT - Ngày 9/3/2009, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm công tác Khuyến nông (1994-2009).Tới dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Bình - Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo Trung tâm khuyến nông Quốc gia, đại diện các sở, ban, ngành, cán bộ khuyến nông các huyện thị trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục