Phụ nữ Cát Thịnh với 2 mô hình kinh tế

  • Cập nhật: Thứ ba, 10/3/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Hội Phụ nữ xã Cát Thịnh (huyện Văn Chấn) hiện có 1.410 hội viên sinh hoạt ở 26 chi hội thôn bản, trong đó 9 chi hội 100% hội viên dân tộc Mông và Dao. Vì vậy, trình độ nhận thức của hội viên còn thấp và chưa đồng đều; tỷ lệ mù chữ và tái mù chữ ở các chi hội vùng cao còn chiếm tới 60% đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tuyên truyền vận động hội viên tham gia phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây đời sống kinh tế của hội viên phụ nữ xã Cát Thịnh đã được nâng lên một bước, nhờ vào sự nỗ lực của Hội Phụ nữ xã đã triển khai có hiệu quả 2 mô hình phát triển kinh tế.

Trong đó, Dự án Giảm nghèo thông qua phát triển chăn nuôi bước đầu đã đem lại hiệu quả rõ rệt giúp hội viên phụ nữ trong xã từng bước xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu. Đây là dự án nuôi lợn nái giống Móng Cái và nuôi gà thả vườn do Tổ chức Thú y không biên giới tài trợ và do Hội Phụ nữ huyện chịu trách nhiệm triển khai dự án.

Theo đó, Hội Phụ nữ xã Cát Thịnh đã tiến hành điều tra thực trạng chăn nuôi trên địa bàn và chọn 5 chi hội làm điểm, sau đó thành lập các nhóm chăn nuôi cùng sở thích. Tháng 11 năm 2006, Cát Thịnh là một trong 2 xã đầu tiên của huyện được chọn thực hiện thí điểm. Vòng 1, Hội Phụ nữ xã được vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện mua 57 con lợn giống Móng Cái, đồng thời được dự án tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao kiến thức chăn nuôi và phương pháp xây dựng chuồng trại hợp lý. Chỉ sau một thời gian ngắn, lợn nái Móng Cái đã sinh sản trung bình 9 con/ mẹ/lứa và sau cai sữa trọng lượng bình quân đạt 13kg/ con. Hạch toán kinh tế qua hai lứa lợn sinh sản của gia đình hội viên Triệu Thị Thoa đã bán được gần 13 triệu đồng con giống và trừ chi phí mua thức ăn, thuốc thú y, tiền lãi ngân hàng, khấu hao chuồng trại còn lãi gần 8 triệu đồng.

Tiếp tục thực hiện vòng 2 của dự án Hội Phụ nữ xã Cát Thịnh tiến hành khảo sát cho 61 hội viên phụ nữ ở 15 chi hội vay 244 triệu đồng mua 61 con lợn giống và hiện đã có 58 con đang chuẩn bị sinh sản. Đến nay, sau hơn 2 năm triển khai Dự án Giảm nghèo thông qua phát triển chăn nuôi thì 20/26 chi hội phụ nữ của xã Cát Thịnh đã được vay vốn đầu tư chăn nuôi lợn nái giống Móng Cái bước đầu đã cho thu nhập đáng kể giúp hội viên xóa đói giảm nghèo.

Chị Nguyễn Thị Biển – Chủ tịch Hội Phụ nữ xã cho biết: giống lợn nái Móng Cái rất phù hợp với phương thức chăn nuôi của người dân trong xã, lợn sinh sản nhiều, dễ nuôi… Sau 5 tháng chăm sóc theo đúng kỹ thuật, một số con đã sinh sản, nếu trừ chi phí thu nhập từ một con lợn nái được 3 đến 4 triệu đồng. Với số lượng lợn giống sinh sản nói trên, trong những năm tới hội viên phụ nữ xã không những tự sản xuất con giống để phát triển chăn nuôi mà còn cung cấp giống lợn cho các xã bạn và còn tránh được dịch bệnh lây lan do phải mua con giống không rõ nguồn gốc như trước.

Để từng bước xóa đói giảm nghèo, bên cạnh việc chăn nuôi lợn nái Móng Cái, Hội Phụ nữ xã Cát Thịnh còn vận động chị em phát triển mô hình nuôi ba ba, đến nay hội viên trong xã đã có 2,2 ha mặt nước nuôi ba ba. Nhiều hội viên đầu tư hàng chục triệu đồng nuôi ba ba thương phẩm và có 10 gia đình hội viên chuyên nuôi ba ba sinh sản cung cấp giống cho địa phương, tạo thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Đây là mô hình chăn nuôi tiết kiệm được thức ăn, chi phí thấp, tạo công ăn việc làm cho hội viên phụ nữ lúc nông nhàn, góp phần nâng cao đời sống hội viên và đang được Hội Phụ nữ xã Cát Thịnh tiếp tục nhân rộng tới các chi hội có điều kiện về đất đai và lao động.

Bên cạnh đó, Hội Phụ nữ xã tiếp tục triển khai mô hình chăn nuôi lợn nái giống Móng Cái tới 7 chi hội vùng cao để chị em phụ nữ có điều kiện phát triển kinh tế và làm quen với khoa học kỹ thuật tiên tiến; phấn đấu đến năm 2010, mỗi gia đình hội viên phụ nữ có một con lợn nái để chăn nuôi. Kết thúc vòng 1 của Dự án, hội viên đã thanh toán hết gốc và lãi cho ngân hàng, đồng thời trả lãi đúng kỳ hạn trong vòng 2. Tuy nhiên, để 2 mô hình chăn nuôi phát triển kinh tế của hội viên phụ nữ xã Cát Thịnh đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, chị em rất cần được tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật thường xuyên và cụ thể hơn; được giải ngân thêm nguồn vốn và tham quan học hỏi các mô hình hiệu quả để áp dụng thực tế ở địa phương.

  Ngọc Lan

Các tin khác

YBĐT - Dự án Năng lượng nông thôn 2 được chính thức triển khai thực hiện tại 37 xã thuộc các huyện: Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Trấn Yên, Yên Bình, Lục Yên, Văn Yên từ cuối năm 2007. Đây là dự án sử dụng nguồn vốn Nhà nước vay Ngân hàng Thế giới để đầu tư xây dựng mới và cải tạo lưới điện hiện có trên địa bàn 20 tỉnh trong cả nước.

YBĐT - Năm 2007, theo báo cáo của Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em huyện (nay là Trung tâm Dân số/KHHGĐ) thì Mù Cang Chải (Yên Bái) có tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 1,7%. Nhưng thực tế sau khi bàn giao về Phòng Y tế huyện, qua điều tra lại thì con số này lại là 2,2%. Bởi vì, năm 2007 toàn huyện có dân số 47.100 người và số trẻ sinh trong năm là 1.144 trẻ. Trong khi đó, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chưa áp dụng biện pháp tránh thai là 2.774; số phụ nữ có khả năng thực hiện các biện pháp tránh thai khoảng 1.000 người.

YBĐT - Không chạy theo phong trào vì chỉ tiêu số lượng mà cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở xã Phúc An, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã được chú trong nhiều hơn đến sự chuyển biến về chất lượng.

Ngày 10/3-10/4, thí sinh lớp 12 nộp hồ sơ đăng ký dự thi và lệ phí tại trường phổ thông đang học. Thí sinh tự do nộp tại các điểm tiếp nhận do Sở GD&ĐT quy định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục