Những phụ nữ biết vượt lên đói nghèo

  • Cập nhật: Thứ năm, 19/3/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT – Đây là gia đình chị Đinh Thị Bin chi hội Bản Lọng 2, xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Nhìn bề ngoài không có gì nổi bật so với những gia đình khác trong thôn, song để có được cơ ngơi như hiện nay là cả một sự nỗ lực lớn của gia đình và bản thân.

Cũng như nhiều phụ nữ dân tộc Thái trong bản Lọng 2, lập gia đình từ rất sớm, mới ngoài 30 tuổi đã có ba mặt con, thiếu kiến thức KHKT nên gia đình chị cứ mãi lấn bấn trong cảnh đói nghèo.

Từ khi tham gia sinh hoạt CLB khuyến nông, bản thân chị không những được tư vấn kiến thức KHKT để áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi mà chị còn được CLB tạo điều kiện được vay vốn ưu đãi để phát triển kinh tế gia đình.

Cũng là chăn nuôi nhưng trước kia chỉ là chăn nuôi nhỏ lẻ cứ chưa dám mạnh dạn mở mang chuồng trại. Từ khi là thành viên CLB, có kiến thức để áp dụng vào chăn nuôi nên từ chỗ chỉ xuất bán được 1 – 2 lứa lợn mỗi năm thì nay gia đình chị đã xuất bán 5 – 6 lứa lợn,  thu lãi trên dưới 60 triệu đồng. Nhìn đàn lợn béo tròn sắp đến ngày xuất chuồng, chị Bin không giấu nổi niềm vui.

Còn đây là một mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình chị Hà Thị Tiếp, thôn Thác Hoa 1, xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, ít ai có thể nghĩ rằng gia đình chị chỉ mới chỉ thoát nghèo chưa đầy 2 năm nay.

Nhiều năm là hội viên tích cực trong các phong trào của hội phụ nữ thôn,  chị Tiếp không quản ngại gian khó với phong trào. Song do những hủ tục của dòng họ đã khiến cuộc sống của gia đình người phụ nữ dân tộc Mường này cứ mãi quẩn quanh trong cảnh đói nghèo.

Vượt qua rào cản của gia đình và dòng họ về tư tưởng trọng nam kinh nữ, cần có con trai để nối dõi tông đường. Được sự giúp đỡ, động viên của chồng và các chị em trong CLB không sinh con thứ 3, chị Tiếp đã quyết định đình sản để có điều kiện phát triển kinh tế gia đình.

Từ khi tham gia sinh hoạt CLB, bản thân chị đã có thêm nhiều hiểu biết về nuôi dạy con theo khoa học, đồng thời đựơc CLB tạo điều kiện giúp chị được vay vốn mở mang phát triển kinh tế gia đình.

Với 5 triệu đồng được vay từ dự án tín dụng gia đình, năm 2004, chị đã bắt tay vào nuôi gà thịt, trồng ngô, trồng sắn để tích góp vốn với mong muốn thoát khỏi cuộc sống cheo leo trên những đỉnh núi. Nhờ biết tính toán gia đình chị đã dành dụm được một ít tiền để mua đất và làm được ngôi nhà mới ngay đầu thôn để thực hiện ước mơ thoát nghèo cho gia đình.

Từ  chỗ vợ chồng trẻ với 2 bàn tay trắng khi ra ở riêng, đến nay gia đình chị Tiếp đã có của ăn của để, mở mang thêm ngành nghề, dịch vụ để phát triển kinh tế gia đình.

Được biết trong tổng số 1.451 hội viên sinh hoạt ở 22 chi, tổ hội của xã Sơn Thịnh thì có tới 50% phụ nữ nghèo, chủ yếu là gia đình phụ nữ dân tộc Thái và Mường ở 2 thôn Bản Lọng 2 và Thác Hoa 1.

Với mục đích giúp các chị em phụ nữ có kiến thức phát triển kinh tế gia đình, hoạt động của các CLB ra đời đã góp phần tạo sự chuyển biến đáng kể trong hành vi, nhận thức của chị em. Hơn nữa hiệu quả kinh tế mà CLB mang lại là việc cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của các gia đình chị em phụ nữ, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Trên cơ sở tập hợp các chị em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những gia đình có con nhỏ là đồng bào thiếu số. Mỗi nhóm khoảng 20 người, được CLB, Ban chấp hành hội phụ nữ xã phối hợp với Trung tâm dân số, Trung tâm khuyến nông huyện ký kết phối hợp tập huấn chuyển giao kiến thức KHKT, uỷ thác vay vốn qua Ngân hàng Chính sách Xã hội với lãi suất ưu đãi giúp chị em có điều kiện phát triển kinh tế gia đình.

Mỗi mô hình sản xuất là một cách làm sáng tạo để đạt tới đích cao nhất là xoá nghèo cho các gia đình hội viên. Đây không chỉ là cơ hội tốt để chị em phụ nữ dân tộc vùng cao có điều kiện tiếp cận gần hơn các tiến bộ khoa học kỹ thuật mà thông qua hoạt động của các nhóm CLB đã góp phần tăng cường giao lưu hiểu biết, thắt chặt tình làng nghĩa xóm.

Hoạt động của CLB đã giúp cho các thành viên vươn lên phát triển kinh tế thoát nghèo với trên 70% số hộ có mức sống khá, không còn hộ đói, điều quan trong hơn là nâng cao nhận thức cho các chị em trong phát triển kinh tế, kiến thức KHHGĐ. 

Các mô hình mô hình CLB đang tích cực giúp chị em phụ nữ dân tộc thiểu số nghèo của xã Sơn Thịnh và nhiều địa phương khác ở Yên Bái được tiếp cận với các kiến thức KHKT, nguồn vốn phát triển kinh tế gia đình tăng thu nhập, xây dựng gia đình bình đẳng, no ấm và hạnh phúc.

Thanh Tân

Các tin khác
Kiểm tra thuốc tại khoa Đông y, Bệnh viện Đa khoa thành phố Yên Bái. Ảnh Quang Thiều

YBĐT - Yên Bái phấn đấu đến năm 2010, tỉnh có 50% số xã, phường, thị trấn có tổ chức hội; vận động 80% số người có hiểu biết và hoạt động vào hội; 45% số xã, phường đạt xã tiên tiến về y, dược học cổ truyền.

YBĐT - Theo báo cáo của UBND xã Nghĩa Lợi, huyện Văn Chấn (Yên Bái), toàn xã có 22 cháu ở độ tuổi từ 13 đến 16 tuổi đang có nguy cơ phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại nguy hiểm. Hầu hết số này đều có hoàn cảnh éo le, đã có 9 trẻ bỏ học. Tất cả các cháu thuộc diện gia đình khó khăn, bố hoặc mẹ đau yếu, có những cháu mồ côi cha hoặc mẹ.

YBĐT - Từ năm 2008, thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn, sau 10 năm thực hiện đến nay, 100% số xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh Yên Bái đã xây dựng được tủ sách pháp luật.

Cán bộ Trạm Y tế xã Bản Công khám sức khỏe cho người dân. Ảnh Quỳnh Nga

YBĐT - Sau hơn 3 năm triển khai Đề án chuẩn quốc gia về y tế xã (CQGVYTX) giai đoạn 2005 - 2010 đã giúp các cấp chính quyền địa phương và người dân Trạm Tấu (Yên Bái) thấy rõ trách nhiệm cũng như lợi ích của việc xây dựng chuẩn. Dẫu vậy, con đường thực hiện CQGVYTX ở Trạm Tấu vẫn còn lắm gian nan.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục