Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Cần đột phá từ nhận thức

  • Cập nhật: Thứ năm, 26/3/2009 | 12:00:00 AM

Ngày 25-3, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì cuộc họp giao ban trực tuyến với 7 điểm cầu trong cả nước để lấy ý kiến của lãnh đạo 51 tỉnh, thành phố về đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Dạy nghề may cho thanh niên tại Trung tâm Dạy nghề huyện Hoài Đức
Dạy nghề may cho thanh niên tại Trung tâm Dạy nghề huyện Hoài Đức

Nhiều kế sách để nông dân có nghề bài bản

 

Theo đề án, đối tượng được đào tạo là lao động nông thôn trong độ tuổi (từ 16 đến 55) có nhu cầu học nghề và đủ điều kiện xét tuyển vào từng khóa học phân theo nhóm nghề (trồng trọt, chăn nuôi…) và làm dịch vụ kinh tế - kỹ thuật (thú y, bảo vệ thực vật…). Loại hình đào tạo từ 1 đến dưới 3 tháng (cấp chứng chỉ nhận nghề) và dạy nghề sơ cấp từ 3 đến dưới 12 tháng (cấp chứng chỉ sơ cấp nghề). Ngoài ra, nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp và lao động nông thôn làm các nghề dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp được cấp kinh phí học nghề thông qua thẻ học nghề nông nghiệp, 700.000 đồng/tháng nhưng tối đa không quá 2.000.000 đồng/thẻ. Mỗi lao động nông thôn đủ điều kiện được cấp 1 thẻ trong vòng 5 năm và nộp thẻ tại các cơ sở cung cấp khóa đào tạo.

 

Để thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiệu quả, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Đào Xuân Học cho rằng: Thay vì cấp vốn đào tạo cho cơ sở dạy nghề thì phát thẻ học nghề cho nông dân để họ tự chọn cơ sở dạy nghề (cơ quan dịch vụ), thời gian học, lớp học đạt hiệu quả. Nông dân học ở đâu thì cơ sở đó trả kinh phí tương ứng, sẽ giải quyết được tình trạng "đánh trống - ghi tên" như trước đây. Có như vậy mới góp phần nâng cao chất lượng, tạo cơ chế bình đẳng trong đào tạo nghề.

 

Theo bà Nguyễn Thị Kim Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mức lãi suất hỗ trợ 0% áp dụng đối với nông dân học nghề là hợp lý, nhưng vẫn giữ nguyên lãi suất theo quy định đối với các nhóm học khác. Ông Đào Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho rằng, việc hỗ trợ 200.000 đồng cho việc đi lại của học viên, nhưng đòi hỏi các chứng từ thanh toán như vé xe, tàu thì Nhà nước nên khoán gọn khoản này bởi ở hầu hết các thị xã, thị trấn… phương tiện đi lại bằng ô tô, xe buýt còn hạn chế, người nông dân tự túc phương tiện đi lại là chính, nếu quy định cứng nhắc chỉ gây thêm phiền hà!

 

* Hiện nay, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề mới đạt 18,7% và có sự chênh lệch lớn giữa các vùng kinh tế: Đồng bằng sông Hồng 19,4%; Đồng bằng sông Cửu Long 17,9%, trong khi đó vùng Tây Bắc chỉ có 8,3%.

* Phấn đấu đến năm 2020 mỗi năm dạy nghề nông nghiệp cho khoảng 300.000 lao động nông thôn; nâng tỷ lệ lao động được đào tạo từ 20% năm 2010 lên 40% năm 2015 và 50% vào năm 2020.

Thay đổi nhận thức của người học nghề

 

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, đề án này phải tạo được bước đột phá trong nhận thức của người học nghề thông qua chuyển từ đào tạo theo khả năng sang đào tạo theo nhu cầu. Các bộ, ngành, địa phương phải xây dựng được nhu cầu đào tạo, dự báo được thị trường lao động, qua đó quy hoạch hệ thống đào tạo phù hợp với từng vùng, miền, chuẩn hóa chương trình đào tạo. Ngoài ra, người học nghề phải được tư vấn về đào tạo nghề để họ biết những ngành nghề nào có nhu cầu tại địa phương mình, tránh tình trạng học xong mà không có việc làm. Đồng thời, nên phát huy sức mạnh tổng hợp của các đơn vị, trường đào tạo nghề ở cơ sở. Hiện cả nước còn thiếu 10.000 giáo viên dạy nghề. Trong quá trình xây dựng đề án phải hết sức chú ý tới đặc thù của các tỉnh miền núi, nơi tập trung nhiều bà con dân tộc. Trong cơ cấu các ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn, cần nghiên cứu đào tạo người giúp việc gia đình, từ đây có thể hướng tới chuẩn hóa nghề này và xuất khẩu lao động. Người đi học nghề nên theo phương châm 3 biết: Biết được nhu cầu việc làm ở địa phương, chính sách và nhiệm vụ của người đi học; khi học xong thì cơ hội việc làm ở địa phương mình như thế nào? Mục đích cấp thẻ học nghề là để cho người đi học có điều kiện tự tìm học nghề của mình. Việc vay vốn tín dụng cho người đi học đã nêu rõ: khi người nông dân học nghề xong để làm nông nghiệp thì được hưởng lãi suất 0%, còn nếu học xong mà chuyển sang kinh doanh các ngành nghề khác thì vẫn phải chịu lãi suất… Trong quá trình xây dựng đề án, các bộ, ngành cần chú ý cụ thể hóa yêu cầu dạy nghề quốc gia thành nhiệm vụ của từng địa phương, nhất là đối với những vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn.

 

(Theo HNMO)

Các tin khác
Mô hình nuôi ếch của Plua thôn Đồng Hẻo, xã Cát Thịnh (Văn Chấn).

YBĐT - Chuyện gia đình anh Sùng Tồng PLua thoát nghèo vươn lên làm giàu trở thành một trong những điển hình làm kinh tế giỏi được ví như một “Sự kiện” ở bản người Mông thôn Đồng Hẻo xã Cát Thịnh huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Plua là một thanh niên tiêu biểu đại diện cho thế hệ trẻ người dân tộc Mông xã Cát Thịnh dám nghĩ dám làm sau 13 năm hạ sơn.

Các đơn vị thi công cần khẩn trương đẩy nhanh tiến độ trước mùa mưa bão 2009.

YBĐT - Đó là yêu cầu của đồng chí Nguyễn Văn Bình - Phó chủ tịch Thường trực UBND, Trưởng Ban chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh với các ngành, địa phương ngày 25/3 tại Hội nghị tổng kết công tác PCLB-TKCN năm 2009.

Hội Phụ nữ xã Tân Phượng với 190 hội viên là nòng cốt trong mọi hoạt động. (Ảnh: Thanh Phúc)

YBĐT - Nhiều năm trở lại đây, đặc biệt năm 2008 và những tháng đầu năm 2009, Hội Phụ nữ xã vùng cao Tân Phượng (Lục Yên - Yên Bái), nơi có trên 90% là đồng bào dân tộc Dao sinh sống đã và đang có nhiều hoạt động đổi mới nội dung, hình thức hoạt động, thu hút hội viên.

Chiều 24.3, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào dự án Luật Dân quân tự vệ. Theo tờ trình, phương châm của luật là xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp - ở đâu có dân, có tổ chức Đảng, đoàn thể, ở đó phải có tổ chức dân quân tự vệ...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục