Học phí đại học tăng lên 255.000 đồng/tháng

  • Cập nhật: Thứ tư, 29/7/2009 | 12:00:00 AM

Ngày 28/7, Bộ GD&ĐT công bố đề án đổi mới cơ chế tài chính 2009 - 2014. Năm nay, học phí đại học là 255.000 đồng một tháng, cao đẳng là 170.000 đồng một tháng, sinh viên sư phạm vẫn được miễn học phí.

Sinh viên sẽ đóng học phí tăng dần theo từng năm.
Sinh viên sẽ đóng học phí tăng dần theo từng năm.

Mức học phí sẽ tăng dần hằng năm và đạt mức cao nhất vào năm 2014 (550.000 - 800.000 đồng một tháng đối với bậc đại học và 500.000 - 700.000 đồng đối với hệ trung cấp và cao đẳng nghề), tùy theo từng ngành đào tạo.

Còn học phí phổ thông được xác định trên cơ sở lấy mức 6% thu nhập bình quân hộ gia đình trừ đi những chi phí khác phục vụ việc học tập của học sinh để tính ra mức học phí cụ thể của từng địa phương. Mức học phí mới ở phổ thông sẽ tăng ở khu vực thành phố, vùng có điều kiện kinh tế, còn ở khu vực nông thôn, miền núi, học phí sẽ giảm so với mức thu hiện hành.

Theo đó, các thị xã, thị trấn năm 2008 có thu nhập bình quân đầu người 800.000 đồng một tháng thì học phí mầm non, THCS, THPT là 35.000 đồng. Các hộ ở đồng bằng có thu nhập 650.000 đồng một tháng đóng học phí 17.000 đồng. Còn vùng miền núi thu nhập 400.000 đồng, học sinh không phải đóng học phí và mỗi tháng được hỗ trợ thêm 13.000 đồng mỗi tháng.

Từ năm 2010 sinh viên ngành sư phạm không được miễn học phí nhưng được vay tiền để đóng học phí. Sau khi tốt nghiệp, nếu phục vụ trong hệ thống giáo dục quốc dân ít nhất bằng hai lần thời gian đào tạo thì sinh viên sẽ được xóa phần nợ (cả gốc và lãi) đã chi trả học phí.

Theo Bộ GD&ĐT, năm 2009-2014, lương giáo viên mầm non tăng từ 2,86 triệu đồng (2009) lên 4,58 triệu đồng một tháng (2014), tiểu học từ 3,6 triệu lên 5,75 triệu đồng, THCS từ 3,1 lên 5 triệu đồng, THPT từ 4,2 lên 6,7 triệu đồng, TCCN và trung cấp nghề từ 4,26 lên 6,8 triệu đồng, giảng viên đại học, cao đẳng từ gần 4,5 triệu lên 7,1 triệu đồng.

Sắp tới Chính phủ sẽ ban hành Nghị định về cơ chế tài chính giáo dục giai đoạn 2009-2014 và Bộ GD&ĐT và Bộ Tài chính sẽ ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện.

Tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 6, sau nhiều tranh luận, đề án Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục đã được Quốc hội thông qua.

(Theo VnExpress)

Các tin khác

Thông tin từ Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước cho biết, hiện đa số kho lưu trữ của các tỉnh, TP đều chưa đạt yêu cầu theo hướng dẫn tại Thông tư số 09/2007/TT-BNV của Bộ Nội vụ, ngoại trừ kho lưu trữ của TP Hà Nội.

Cán bộ chiến sỹ công an huyện Mù Cang Chải nắm tình hình cơ sở.
(Ảnh: Phong Sơn)

YBĐT - Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ)” ở Yên Bái có bước phát triển đáng mừng an ninh nông thôn, an ninh vùng giáo, vùng dân tộc được củng cố, an ninh kinh tế, văn hoá, tư tưởng được tăng cường”, đó là khẳng định của Đại tá Hoàng Văn Hoàn - Phó giám đốc Công an tỉnh về kết quả thực hiện công tác dân vận của ngành trong những năm qua.

Công nhân Công ty cổ phần Cửu Long Vinashin bảo dưỡng thiết bị chế biến quặng sắt.
(Ảnh: Tuấn Anh)

YBĐT - Những tháng đầu năm 2009, đã có 25/304 doanh nghiệp nợ lương của người lao động với số tiền 8.389 triệu đồng (bình quân một doanh nghiệp nợ 02 tháng lương/ lao động). Một số doanh nghiệp chỉ thực hiện ứng lương hàng tháng, thanh toán vào cuối năm, gây khó khăn cho người lao động. Trong tổng số 16.766 lao động của 304 doanh nghiệp mới chỉ có 12.232 lao động được tham gia BHXH, như vậy còn hơn 4000 lao động hiện đang tham gia sản xuất tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái chưa được tham gia BHXH.

Bộ LĐTB-XH vừa đưa ra dự thảo về xây dựng chuẩn nghèo mới trong giai đoạn 2011 - 2015. Trong đó, chuẩn để xác định hộ nghèo theo chính sách mới sẽ có mức cao hơn gần gấp 2 lần mức cũ. Cụ thể, đối với khu vực nông thôn, chuẩn nghèo là những gia đình có thu nhập bình quân dưới 350.000 đồng/người/tháng, còn ở thành thị là 450.000 đồng/người/tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục