Thị trấn không có người sinh con thứ 3

  • Cập nhật: Thứ tư, 29/7/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Từ những năm 2000 trở về trước, nhận thức của người dân về sinh đẻ kế hoạch (SĐKH) chưa cao nên tình trạng sinh con thứ 3 trở lên khá phổ biến ở thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ (Văn Chấn - Yên Bái). Vì vậy, đời sống của nhân dân trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn. Đứng trước thực trạng đó, chính quyền thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ đã đề ra nhiều biện pháp tích cực, từng bước làm thay đổi nhận thức của người dân về vấn đề dân số, kế hoạch hoá gia đình (DS/KHHGĐ).

Để làm tốt công tác này, ngay từ những ngày mới thành lập, Ban dân số của thị trấn đã xác định làm thế nào để thay đổi nhận thức của bà con về vấn đề SĐKH. Vì thế, Đảng bộ đã có nghị quyết chuyên đề về công tác này, trong đó mỗi đảng viên phải là một tấm gương cho quần chúng noi theo. Sau khi có nghị quyết, công tác DS/KHHGĐ đã được triển khai xuống 13/13 tổ dân phố, xem đây là một nội dung quan trọng trong chương trình hoạt động của Đảng uỷ, chính quyền thị trấn; đồng thời, có chương trình hành động cụ thể bằng công tác tuyên truyền vận động đến từng hội viên của các đoàn thể như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên; mở các lớp tập huấn nâng cao nhận thức cho nhân dân, truyền thông tới các đối tượng, thuyết phục những người cao tuổi nhắc nhở con cháu thực hiện SĐKH. Các chỉ tiêu về dân số được xây dựng trong hương ước của từng tổ dân phố, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền đăng ký xây dựng gia đình theo bốn chuẩn mực “No ấm, bình đẳng tiến bộ, hạnh phúc”... “Mưa dầm thấm lâu”, nhận thức của người dân từng bước được nâng lên. Bà con đã dần hiểu được hậu quả của việc đẻ dày, đẻ nhiều, quan niệm về sinh con một bề được xoá bỏ.

Bà Lê Thị Dung - cán bộ chuyên trách DS/KHHGĐ tâm sự: "Nhằm giúp chị em nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện KHHGĐ là việc cần thiết để phát triển kinh tế, hàng tuần, quý, tôi cùng đội ngũ cộng tác viên đã chủ động đến từng hộ tuyên truyền, vận động chị em đình sản và thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại. Từ năm 2006 đến nay, 100% chị em trong độ tuổi sinh đẻ đã sử dụng các biện pháp tránh thai, trong đó đã vận động được 10 người đình sản, 195 ca đặt dụng cụ tử cung, 115 lượt người uống thuốc tránh thai và sử sụng bao cao su”.

Bà Nguyễn Thị Nụ - Chủ tịch UBND thị trấn cho biết: “Chuyện sinh nhiều con sẽ ảnh hưởng đến xã hội, gia đình ai cũng biết, cũng hiểu nhưng với đặc thù của hầu hết là người dân nông thôn, hơn nữa trong thị trấn có nhiều gia đình trẻ, đang độ tuổi sinh, nhiều hộ gia đình sinh con một bề gái, nhất là gia đình trẻ sinh hai con gái, nếu không tuyên truyền vận động tốt thế nào cũng nghĩ cách kiếm chút con trai nối dõi hoặc sinh hai con trai lại muốn kiếm đứa con gái cho có nếp, có tẻ. Tuy nhiên, với các biện pháp thiết thực, hợp với lòng dân nên nhận thức của người dân từng bước đã chuyển biến rõ rệt. Trong toàn thị trấn không còn quan niệm đẻ con trai để nối dõi mà "con nào cũng là con".

Cùng với các biện pháp tuyên truyền vận động, đội ngũ cộng tác viên dân số còn thực hiện hiệu quả khẩu hiệu: "Đi từng ngõ, gõ từng nhà"... nhờ vậy mà công tác  DS/KHHGĐ ở đã giành được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tỷ lệ vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tham gia sử dụng các biện pháp tránh thai ngày càng tăng, trong đó năm 2004 có 622/947 phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai thì 6 tháng đầu năm 2009 đã có 870/977chị trong diện này; tỉ lệ phát triển dân số tự nhiên giảm từ 1,05% năm 2004 xuống còn 1% năm 2008. Từ năm 2004 đến nay, toàn thị trấn không có trường hợp nào sinh con thứ 3 trở lên.

Nhờ ổn định dân số và SĐKH mà hiện thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ không còn hộ đói, hộ nghèo còn 5,06%; 98 hộ có phương tiện nghe nhìn, trên 90% số hộ có xe máy; bình quân thu nhập đầu người đạt 8,2 triệu đồng/năm; bộ mặt nông thôn từng bước được khởi sắc, góp phần xây dựng đời sống nông thôn mới.

Văn Tuấn

Các tin khác
Sinh viên sẽ đóng học phí tăng dần theo từng năm.

Ngày 28/7, Bộ GD&ĐT công bố đề án đổi mới cơ chế tài chính 2009 - 2014. Năm nay, học phí đại học là 255.000 đồng một tháng, cao đẳng là 170.000 đồng một tháng, sinh viên sư phạm vẫn được miễn học phí.

Thông tin từ Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước cho biết, hiện đa số kho lưu trữ của các tỉnh, TP đều chưa đạt yêu cầu theo hướng dẫn tại Thông tư số 09/2007/TT-BNV của Bộ Nội vụ, ngoại trừ kho lưu trữ của TP Hà Nội.

Cán bộ chiến sỹ công an huyện Mù Cang Chải nắm tình hình cơ sở.
(Ảnh: Phong Sơn)

YBĐT - Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ)” ở Yên Bái có bước phát triển đáng mừng an ninh nông thôn, an ninh vùng giáo, vùng dân tộc được củng cố, an ninh kinh tế, văn hoá, tư tưởng được tăng cường”, đó là khẳng định của Đại tá Hoàng Văn Hoàn - Phó giám đốc Công an tỉnh về kết quả thực hiện công tác dân vận của ngành trong những năm qua.

Công nhân Công ty cổ phần Cửu Long Vinashin bảo dưỡng thiết bị chế biến quặng sắt.
(Ảnh: Tuấn Anh)

YBĐT - Những tháng đầu năm 2009, đã có 25/304 doanh nghiệp nợ lương của người lao động với số tiền 8.389 triệu đồng (bình quân một doanh nghiệp nợ 02 tháng lương/ lao động). Một số doanh nghiệp chỉ thực hiện ứng lương hàng tháng, thanh toán vào cuối năm, gây khó khăn cho người lao động. Trong tổng số 16.766 lao động của 304 doanh nghiệp mới chỉ có 12.232 lao động được tham gia BHXH, như vậy còn hơn 4000 lao động hiện đang tham gia sản xuất tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái chưa được tham gia BHXH.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục