Tuyên truyền, phổ biến pháp luật bằng hình thức sân khấu hoá: Hiệu quả rõ rệt

  • Cập nhật: Thứ năm, 30/7/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bản chất không phải là công việc khó, nhưng để tuyên truyền có hiệu quả, nội dung tuyên truyền thực sự đọng lại trong tâm trí của đối tượng được tuyên truyền lại là vấn đế rất khó.

Một cảnh trong tiểu phẩm “Nó vẫn là chồng” tại Hội thi thông tin tuyên truyền lưu động tỉnh.
Một cảnh trong tiểu phẩm “Nó vẫn là chồng” tại Hội thi thông tin tuyên truyền lưu động tỉnh.

Có nhiều hình thức để đưa pháp luật đến với mọi người như tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền trực tiếp, tuyên truyền thông qua tư vấn, trợ giúp pháp lý,  hoạt động hoà giải cơ sở, thông qua các cuộc họp, sinh hoạt câu lạc bộ, thông qua hình thức sân khấu hoá... Trong tất cả các hình thức trên, thì tuyên truyền thông qua hình thức sân khấu hoá đã mang lại hiệu quả rõ rệt.

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật bằng hình thức sân khấu hoá là việc thể hiện các quy định của pháp luật dưới dạng những vở kịch ngắn, tiểu phẩm hài, các bài ca, hò vè, thơ phú… Qua các tác phẩm văn nghệ ấy, các quy định của pháp luật hoặc là được lồng ghép gián tiếp, hoặc là được thể hiện trực tiếp để khán giả có thể dễ dàng cảm nhận, suy ngẫm  và vận dụng vào trong cuộc sống thường nhật. Việc tuyên truyền bằng hình thức sân khấu hoá cũng không đòi hỏi phải cầu kỳ, tốn kém về trang phục hay chi phí luyện tập. Còn đội ngũ diễn viên thì chỉ cần đội ngũ “cây nhà lá vườn”, có chút ít năng khiếu văn nghệ, thế là ổn.

Vào trung tuần tháng 6/2009, UBND huyện Yên Bình tổ chức Hội diễn Nghệ thuật quần chúng. Trong các tiết mục dự thi có hai tiểu phẩm hài có nội dung về phòng chống bạo lực gia đình và dân số - kế hoạch hoá gia đình. Chỉ với hai, ba diễn viên không chuyên, có chút năng khiếu diễn xuất nhưng đã khiến Ban giám khảo và khán giả cười ngả nghiêng về các tình tiết của câu chuyện. Mặc dù đã kết thúc tiểu phẩm nhưng khán giả vẫn râm ran bàn luận về việc, thế nào là hành vi vi phạm chính sách dân số và trẻ em, thế nào thì bị coi là hành vi bạo lực gia đình, rồi thì đánh vợ, chửi vợ có bị coi là vi phạm pháp luật hay không, khi nào thì được sinh con thứ ba…

Cứ người nọ hỏi, thì hai, ba người trả lời sôi nổi như một cuộc tọa đàm, trao đổi kiến thức pháp luật thực sự, thi thoảng lại có người pha trò một vài câu khiến cho việc bàn luận càng trở nên thú vị hơn. Điều này chắc chắn sẽ không thể có trong bất cứ một hình thức tuyên truyền nào, dù là tuyên truyền miệng trực tiếp hay tuyên truyền gián tiếp. Bởi những hình thức tuyên truyền đó nếu không có đội ngũ báo cáo viên có kinh nghiệm, có kỹ năng vững vàng thì thường là rất khô khan, không gây được sự thu hút với đối tượng được tuyên truyền. Trong khi đó, hiệu quả của việc tuyên truyền được thể hiện rõ nhất ở việc nội dung tuyên truyền còn đọng lại trong tâm trí của đối tượng tuyên truyền hay không? Họ lĩnh hội và tiếp thu được bao nhiêu phần trăm các nội dung đã nghe, đã đọc?

Vì thế, với những điều ghi nhận được từ hai tiểu phẩm trong hội diễn nghệ thuật quần chúng hôm ấy, cho thấy: Việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật bằng hình thức sân khấu hoá cần được phổ biến và áp dụng rộng rãi hơn trong thực tế. Các ban, ngành chức năng cần phối hợp với Ban tuyên truyền, phổ biến pháp luật của các xã, phường, thị trấn chỉ đạo, hướng dẫn và giúp đỡ các câu lạc bộ pháp luật, các thôn, tổ nhân dân xây dựng lịch sinh hoạt, và lồng ghép việc diễn các tiểu phẩm hài, các bài thơ, ca, hò, vè có nội dung tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người dân vào trong các cuộc họp thôn, tổ nhân dân.

Đồng thời, thường xuyên động viên, khuyến khích bà con nhân dân tham gia sáng tác, tham gia diễn xuất các tiết mục văn nghệ có nội dung tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật. Nội dung các tiết mục văn nghệ ấy không cần quá phức tạp, không cần nhiều “nút thắt, mở”, chỉ cần một vài tình huống gay cấn pha một chút ít hài hước, một không khí vui tươi, lành mạnh và mang tính giáo dục cao đối với mọi người. Đó chính là một cầu nối quan trọng để đưa pháp luật đến với người dân một cách gần gũi nhất, thuận lợi nhất và giúp cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật phát huy được hiệu quả thực sự trong thực tế.

Khánh Thư

Các tin khác
Khu vực sản xuất tại một cơ sở sản xuất đá cây ở thành phố Yên Bái.

YBĐT - Mùa hè nắng nóng, là thời điểm mà hoạt động kinh doanh buôn bán đá cây trở lên “nóng” hơn bao giờ hết. Vì thế, nhu cầu tìm mua đá cây để sử dụng pha chế đồ uống, nước giải khát gia tăng đáng kể. Thực tế, vấn đề chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) của đá cây đang bị bỏ ngỏ, nguy cơ phát dịch luôn tiềm ẩn - nhất là vào thời điểm này khi dịch tiêu chảy cấp chưa được dập tắt hoàn toàn.

Theo thông báo của Trung tâm dự phòng và kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC), tính đến sáng nay, 30-7, toàn thế giới đã ghi nhận 168.895 trường hợp dương tính với cúm A/H1N1 tại 145 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó số ca tử vong đã lên con số 1.000 người.

Nhiều tập thể, cá nhân được tặng bằng khen vì đã có những thành tích trong chương trình phối hợp hành động giữa Bộ CHQS và Hội LHPN.

YBĐT - Ngày 30/7, Hội phụ nữ tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm Chương trình phối hợp hành động giữa Hội LHPN và Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Yên Bái giai đoạn 2003 – 2008.

Vấn đề nước sinh hoạt hợp vệ sinh và môi trường nông thôn luôn là vấn đề bức xúc. Người dân nông thôn sử dụng chủ yếu nước giếng đào ở vùng thấp, nước lần, khe suối ở vùng cao, vệ sinh môi trường nông thôn ngày một ô nhiễm. Chúng ta không thể thực hiện xóa đói nghèo, nếu không đem được nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho số người dân nông thôn và cải thiện môi trường sống!

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục