Nghệ sĩ "Táo quân" ước mơ… cưỡi Rồng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 9/2/2024 | 8:13:56 AM

Hình tượng ông Công ông Táo cưỡi cá chép về trời vào ngày 23 tháng Chạp mỗi năm có lẽ đã không còn xa lạ trong tiềm thức của người Việt. Thế nhưng nghệ sĩ chuyên đóng vai Táo giải đáp gì về phương tiện này.

Từ trái sang: Nghệ sĩ hài Xuân Hương, Bảo Quốc, Mỹ Chi và Hồng Tơ (Ảnh: Thanh Hiệp)
Từ trái sang: Nghệ sĩ hài Xuân Hương, Bảo Quốc, Mỹ Chi và Hồng Tơ (Ảnh: Thanh Hiệp)

NSƯT Bảo Quốc là người nghệ sĩ nhiều năm liền tham gia diễn vở táo quân của HTV. Ông cho biết có nhiều tích xưa diễn giải về hình tượng ông táo, bà táo. Có nhiều vở cải lương lý giải theo dân gian Táo Quân gồm "2 ông 1 bà" - Thần Đất, Thần Nhà, Thần Bếp.

Thuở xa xưa có một người vợ tên là Thị Nhi, và người chồng là Trọng Cao sống với nhau vô cùng hạnh phúc. Tuy nhiên vào một ngày nọ, họ cãi nhau dẫn đến người vợ bỏ đi. Thị Nhi lưu lạc đến một ngôi làng, gặp được Phạm Lang, rồi phải lòng nhau, và kết thành vợ chồng.

Trọng Cao sau này vì hối hận đi tìm vợ. Đến ngày 23 tháng Chạp, trong lúc đang xin ăn vì quá nghèo khổ, Trọng Cao tình cờ gặp lại vợ cũ đang đốt giấy tiền vàng bạc trước nhà. 

Thấy tình cảnh của chồng cũ quá đỗi thương tâm, cô đã đem gạo cho. Phạm Lang bắt gặp và sinh nghi, vì quá buồn, hổ thẹn cô bèn nhảy vào đống lửa tự vẫn. Trọng Cao thấy vậy bèn lao theo, Phạm Lang cũng vì thương vợ mà nhảy vào chết cùng.

Ngọc Hoàng trông thấy xót thương cho mối tình của 3 người bèn phong cho cả 3 thành Táo Quân giúp Ngọc Hoàng trông coi việc bếp núc, đất đai, chợ búa của nhân gian và lên trời bẩm báo Ngọc Hoàng từ 23 tháng Chạp hàng năm.

Nghệ sĩ Mỹ Chi có diễn một vai trong vở "Táo quân kỳ tích", bà nói, trong dân gian, người ta vẫn thường truyền nhau câu chuyện "Cá chép vượt vũ môn để hóa rồng". 

Đó là trong số những loài vật tham gia cuộc thi loài nào sẽ hóa rồng để bay lên trời, thì cá chép đã chiến thắng bằng sự quyết tâm và không nản lòng. Dù sóng có mạnh, gió có dữ dội đến thế nào đi nữa, cá chép vẫn nỗ lực, kiên trì vượt qua và đi thẳng đến cửa vũ môn.

Nghệ sĩ
NSND Trịnh Kim Chi và nghệ sĩ hài Nguyễn Sang trong vở "Táo quân" của HTV

"Trong tiềm thức dân gian của người Việt xưa, cá chép có thể hóa rồng và bay lên được. Vì vậy, các soạn giả sân khấu đã Việt hóa phong tục cúng táo quân và chọn cá chép làm phương tiện để ông táo bay về trời. 

Nghệ sĩ đóng vai Táo quân cũng là có duyên để nhận lộc đầu năm, do vậy HTV thời đó dựng vở táo, đạo diễn Thế Ngữ đều muốn giới thiệu các nghệ sĩ được đóng vai táo, để có cái duyên đầu năm" - nghệ sĩ Mỹ Chi kể.

Trả lời câu hỏi, năm Rồng, liệu nghệ sĩ đóng vai Táo có mơ được cưỡi Rồng về chầu Ngọc Hoàng? Nghệ sĩ hài Tấn Beo cho rằng:

"Rồng trong văn hóa Việt rất đa dạng, phong phú. Trải qua lịch sử hàng ngàn năm, hình tượng rồng cũng thay đổi qua từng thời kỳ nhưng điều dễ thấy là rồng rất quen thuộc trong văn hóa Việt. Năm Rồng, nghệ sĩ có duyên đóng vai Táo hãy tự tin sáng tạo, đổi mới chính bản thân để được công chúng yêu mến nhiều hơn" - nghệ sĩ hài Tấn Beo nói.

Nghệ sĩ
NSƯT Chí Trung vai táo giao thông

Với các nghệ sĩ tham gia Táo quân 2024 của chương trình "Gặp nhau cuối năm", thì từ nhiều năm qua, nỗ lực của mỗi bản thân đều đã được đều bù xứng đáng. Năm nay, điểm lại danh sách các nghệ sĩ tham gia Táo quân được phong tặng danh hiệu NSND, thì sau NSND Tự Long, lần này NSND Quốc Khánh và NSND Xuân Bắc đã có tên trong đợt 10 xét tặng. Sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn, lễ trao tặng danh hiệu sẽ được tổ chức tại tại Hà Nội.

NSND Xuân Bắc được phong tặng danh hiệu NSƯT vào đầu năm 2016. Hiện anh đang làm Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam.

Bắt đầu sự nghiệp từ năm 1995, anh được khán giả yêu mến qua các vai diễn trong những bộ phim truyền hình như: "12A-4H", "Chuyện nhà Mộc", "Sóng ở đáy sông", "Con đường sáng", "Hai phía chân trời"... Đặc biệt là vai Núi trong bộ phim "Sóng ở đáy sông". Và nhắc đến "Gặp nhau cuối tuần", "Gặp nhau cuối năm"... đặc biệt là vai Nam Tào trong "Táo Quân" thì khán giả nhớ ngay đến Xuân Bắc.

(Theo NLĐO)

Các tin khác
Tác phẩm ảnh “Dáng chiều” của nhiếp ảnh gia Lê Trung Kiên giành Huy chương Bạc quốc tế PSA tổ chức tại Việt Nam năm 2022.

Xuân về, hoa tớ dày bung sắc trên khắp các nẻo đường, núi rừng Tây Bắc. Trong tiết trời se lạnh, các em nhỏ vùng cao tung tăng nô đùa, xúng xính váy áo mới; các bà, các chị gùi hàng xuống chợ... Tất thảy đều trở nên thân thuộc, gần gũi. Theo năm tháng, hình ảnh về phong cảnh thiên nhiên, con người vùng cao vẫn luôn là đề tài mới mẻ, sinh động sau mỗi khoảnh khắc bấm máy của các nghệ sĩ nhiếp ảnh.

Điểm mới trong hành trình du xuân ở Bảo tàng tỉnh Yên Bái năm nay là không gian Phố xuân kéo dài ngay trước cửa Bảo tàng tỉnh và Thư viện tỉnh. Trải nghiệm mang cảm xúc mạnh là bức tranh 3D giới thiệu tổng thể các địa phương của tỉnh Yên Bái với đầy đủ sắc màu, từ cảnh quan thiên nhiên tới các nét văn hóa truyền thống. Đây cũng là điểm check-in lý tưởng dành cho nhân dân và du khách khi đến thành phố Yên Bái du xuân trong dịp Tết này.

Gặp nhau cuối năm Xuân Giáp Thìn (20h00 ngày 30 Tết).

Chào xuân Giáp Thìn 2024, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm. Một trong những điểm nhấn trong Tết này là loạt chương trình phát sóng đêm giao thừa: Gặp nhau cuối năm, Tự hào thể thao Việt Nam, Vạn xuân, Tết nghĩa là hy vọng…

Mù Cang Chải từ lâu đã là địa chỉ tìm kiếm trên bản đồ du lịch Việt Nam và trên thế giới về miền đất diệu kỳ - nơi tinh hoa đại ngàn hội tụ. Cùng với Di tích quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang mê mẩn lòng người, Mù Cang Chải còn sở hữu tới 5 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục