Xác lập kỷ lục Guiness đại xòe tại Ngày hội Tây Bắc lần thứ 11

  • Cập nhật: Thứ tư, 11/3/2009 | 12:00:00 AM

Sẽ có một kỷ lục Guiness được xác lập cho màn vòng xòe đoàn kết lớn nhất với khoảng 1.000 người tham gia tại Ngày hội Văn hóa, Thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ 11 tại Lai Châu.

Họp báo chương trình Ngày hội Văn hóa Tây Bắc lần thứ 11
Họp báo chương trình Ngày hội Văn hóa Tây Bắc lần thứ 11

Kỷ lục đại xòe sẽ được trình diễn tại Sân khấu Quảng trường nhân dân tỉnh Lai Châu vào tối ngày 27/03 tới trong khuôn khổ Ngày hộ Văn hóa lớn nhất vùng Tây Bắc từ ngày 28 đến 31/3/2009.

Đến hẹn lại lên, lần thứ 11 ngày hội Văn hóa vùng Tây Bắc được tổ chức tại tỉnh Lai Châu sẽ có sự tham gia của 6 tỉnh miền núi phía Bắc. Ngày hội là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước và là một trong những hoạt động chào mừng kỷ niệm 100 năm ngày thành lập tỉnh Lai Châu (10/10/1909-10/10/2009), 60 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh và 5 năm chia tách, thành lập tỉnh Lai Châu.

Trong buổi họp báo công bố chương trình Ngày hội Tây Bắc  tại Bộ VH - TT- DL chiều 09/03, Phó BTC ngày hội – Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Lai Châu Trần Văn Long bày tỏ hy vọng “Dù là một tỉnh còn non trẻ nhưng chúng tôi cố gắng tổ chức một lễ hội sôi động, hoành tráng mang đậm nét văn hóa vùng Tây Bắc”.

Ông cũng cho biết thêm, tổng số tiền được cấp kinh phí cho lễ hội khoảng 4 tỷ dành tổ chức hàng chục sự kiện ý nghĩa trong ngày hội. Và khác với những lần tổ chức ngày hội trước, năm nay tại Lai Châu, tỉnh đã đưa màn đồng diễn hoành tráng vào lễ khai mạc.

Xuyên suốt Ngày hội là liên hoan nghệ thuật quần chúng, hoạt động hội trại văn hóa, trưng bày triển lãm các hình ảnh tiêu biểu về hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… của địa phương.

Riêng Lai Châu sẽ có 7 gian trưng bày giới thiệu những đặc trưng Văn hóa của các dân tộc cư trú trên địa bàn tỉnh như người Thái, Hmông, Dao, Dáy, Hà Nhì, Cống, Mảng, La Hủ, Si La…

Bên cạnh đó, hội chợ Tây Bắc cũng sẽ được tổ chức với quy mô từ 200 đến 250 gian hàng bao gồm 5 chuyên đề: giới thiệu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ các dân tộc vùng Tây Bắc; Trưng bày, giới thiệu và bán một số trang phục dân tộc tiêu biểu; Sản phẩm nghề thủ công truyền thống; Trưng bày giới thiệu nhạc cụ các dân tộc thiểu số; Giới thiệu văn hóa ẩm thực các dân tộc, các món ăn đặc trưng của các tỉnh vùng Tây Bắc; Giới thiệu các mặt hàng Công nghệ và xuất khẩu.

6 tỉnh tham gia lễ hội cũng sẽ giới thiệu một lễ hội truyền thống của địa phương mình với các hình thức sân khấu hoặc các trò chơi dân gian truyền thống. Ngày hội cũng sẽ diễn ra hoạt động thi trình diễn trang phục dân tộc của các địa phương và hoạt động thể thao các dân tộc Tây Bắc gồm các môn: kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ, cầu lông, tung còn, tù lu, chạy việt dã. Về hoạt động du lịch, năm nay tỉnh Lai Châu cũng tổ chức cuộc thi thuyết minh viên du lịch “Vẻ đẹp vùng Tây Bắc”.

Song song với các hoạt động lễ hội, Lai Châu cũng tổ chức một cuộc hội thảo “Phát triển Du lịch vùng Tây Bắc” nhằm phát hiện ra tiềm năng, khai phá nguồn lực của vùng để đưa khu vực này trở thành địa điểm du lịch lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước.

Ngày hội dự kiến sẽ thu hút khoảng 1,5 vạn người tham gia. Sau lễ bế mạc vào ngày 31/3 sẽ là lễ chuyển giao quyền đăng cai Ngày hội lần thứ 12 vào năm 2011 cho tỉnh Hòa Bình.

Ngày hội Văn hoá thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc là sự kiện văn hoá có quy mô lớn của khu vực nhằm góp phần tăng cường sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc, là dịp để diễn viên, vận động viên, thuyết minh viên du lịch, nghệ nhân nghệ thuật quần chúng được gặp gỡ, giao lưu và giới thiệu những nét văn hóa – thể thao – du lịch truyền thống tốt đẹp, đặc sắc của mỗi dân tộc.

Đây cũng là cơ hội giới thiệu bản sắc văn hoá các dân tộc, giới thiệu những tiềm năng về du lịch góp phần xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số thông qua các làn điệu dân ca, trang phục dân tộc, lễ hội và trò chơi dân gian, thể thao và các trò chơi truyền thống.

(Theo VnMedia)

Các tin khác

Song hành cùng cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2009 vào ngày 27 và 28/3 tới, tuyến cáp treo kỷ lục thế giới tại khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ cũng dự kiến sẽ được khánh thành như món quà mừng kỷ niệm ngày giải phóng TP Đà Nẵng.

Ông Lê Xuân Định - Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, lãnh đạo Bảo tàng tỉnh trao giấy khen, quà cho ông Nông Văn Tính.

YBĐT - Vừa qua, Bảo tàng tỉnh Yên Bái tổ chức tiếp nhận gần 60 hiện vật đồ đá, đồ đồng, đồ sắt sớm có niên đại cách đây từ 2500 - 3000 năm do ông Nông Văn Tính, dân tộc Dao, thuộc thôn Sặt Ngọt, xã Đông Cuông (huyện Văn Yên) phát hiện và thu được trong quá trình sản xuất.

YBĐT - “Xử cang” của người Mông, nếu nói theo tiếng Kinh thì gọi là thần nhà. Đó là một mảnh giấy bản, cắt theo hình chữ nhật với chiều rộng khoảng 25 cm, chiều dài khoảng 40 cm và được trang trí bằng nhiều họa tiết, hoa văn hình mắt cọp, hình quả trám có đường viền kẻ ngang, gắn 3 chỏm lông gà dán lên tường của gian nhà giữa đối diện với cửa chính, tượng trưng cho thổ địa,

Múa khèn trong ngày hội truyền thống của đồng bào Mông xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn. (Ảnh: Quang Thiều)

YBĐT - Múa khèn của người Mông là loại múa độc đáo, có tính cách, mạnh khỏe. Múa mang nhiều yếu tố kỹ thuật, nghệ thuật, không giống với nhiều tộc người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục