Triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quảng Đông”

  • Cập nhật: Thứ ba, 19/5/2009 | 12:00:00 AM

Chiều 18-5, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh đã khai mạc triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quảng Đông” nhân kỷ niệm 119 năm ngày sinh của Người và thực hiện Biên bản thoả thuận chương trình hợp tác năm 2005-2010 giữa Bảo tàng Hồ Chí Minh (Việt Nam) và Bảo tàng Lịch sử Cách mạng Quảng Đông (Trung Quốc).

Phó tỉnh trưởng tỉnh Quảng Đông, Lâm Lý Minh 
tháp tùng Chủ tịch Hồ Chí Minh tham quan hội 
chợ hàng xuất khẩu tổ chức tại Quảng trường 
Hải Châu.
Phó tỉnh trưởng tỉnh Quảng Đông, Lâm Lý Minh tháp tùng Chủ tịch Hồ Chí Minh tham quan hội chợ hàng xuất khẩu tổ chức tại Quảng trường Hải Châu.

Triển lãm do Bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp Bảo tàng Lịch sử Cách mạng Quảng Đông tổ chức.

Hơn 150 bức ảnh, tài liệu hiện vật đã tái hiện hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, người bạn thân thiết của nhân dân Trung Quốc, Người đặt nền móng và đã dày công vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt-Trung, trong đó có nhân dân Quảng Đông.

Triển lãm chia thành ba phần
Phần 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh với hoạt động cách mạng tại Quảng Châu (1924-1927)

Phần 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhân dân Quảng Đông và nhân dân Quảng Đông với Người (1958-1968)

Phần 3: Tình hữu nghị bền vững (Từ năm 1969 đến nay)

Thời kỳ từ 1924-1927, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và hoạt động ở Quảng Châu có ý nghĩa lịch sử quan trọng: đánh dấu thời gian Người trở về gần đất nước, hoạt động cách mạng nhằm mục đích như Người khẳng định: “đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do, độc lập”


Chủ tịch Hồ Chí Mịnh tham gia liên hoan cùng cán bộ, nhân viên khách sạn Ôn Tuyền, Tùng Hóa nhân kỷ niệm 77 năm ngày sinh của Người trong dịp Người thăm Quảng Đông lần thứ 7.

Tại Quảng Châu, bên cạnh nhiều hoạt động tích cực đóng vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân Trung Quốc, Người đã nỗ lực chuẩn bị mọi điều kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam như: Mở các lớp huấn luyện chính trị cho cán bộ cách mạng Việt Nam; Viết cuốn sách Đường Kách mệnh; Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên - tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam; Xuất bản báo báo Thanh niên…


Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Đông-Đào Chú và phu nhân thăm
Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cũng trong thời gian này, Người thường xuyên cộng tác với các đồng chí lãnh đạo cộng sản Trung Quốc hoạt động trong phong trào công nhân, nông dân Trung Quốc, quan hệ mật thiết với nhà cách mạng Tôn Trung Sơn, viết nhiều bài báo phản ánh hoạt động của cách mạng Trung Quốc, cách mạng Việt Nam và cách mạng của các nước trong khu vực.


Lối vào khu di tích Trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

Từ 1958 đến 1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến Quảng Đông 9 lần, nhiều lần gặp gỡ các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước Trung Quốc, lãnh đạo tỉnh Quảng Đông, thành phố Quảng Châu. Người cũng thăm quan, thăm hỏi nhiều cơ quan, nhà máy, trường học, nông thôn tỉnh Quảng Châu, tiếp xúc rộng rãi với các tầng lớp quần chúng nhân dân và để lại nhiều tình cảm tốt đẹp trong lòng nhân dân tỉnh Quảng Châu.


Phòng họp của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và lớp huấn luyện chính trị tầng hai, số nhà 13, và 13.1 đường Văn Minh.

Ông Dương Kỳ, Phó Giám đốc Viện bảo tàng Lịch sử Cách mạng Quảng Đông phát biểu: “Những di tích gắn liền với hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm xưa như Trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Lớp huấn luyện chính trị từ những năm 60,70 của thế kỷ 20 đã được Chính phủ Trung Quốc, nhân dân thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông quan tâm bảo vệ, cấp kinh phí tu bổ toàn diện và phục hồi nguyên trạng theo lịch sử”.

Hiện nay, mỗi năm đều có nhiều đoàn đại biểu của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam, cũng như khách du lịch đến thăm quan nơi này. Ông Dương Kỳ nói: “Chúng tôi coi đây là những di tích trọng điểm của tỉnh. Gần đây nhất, Trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tiếp tục được bổ sung hiện vật và sửa chữa mặt tiền theo đúng hiện trạng và khang trang hơn”.

Triển lãm mở cửa từ ngày 18-5 đến giữa tháng 6-2009.
 
(Theo NDĐT)

Các tin khác
Bác Hồ đi công tác tại chiến khu Việt Bắc.

YBĐT - Vũ Chấn Nam là người làm thơ lâu năm thành danh ở Yên Bái, đã cho ra đời nhiều tập thơ sâu nặng với quê hương và con người nơi tác giả đã gắn bó suốt cả đời làm thầy giáo và làm thơ ở đất này. âm hưởng chủ đạo trong thơ Vũ Chấn Nam là ngợi ca. Tất thảy mái trường, con đường, dòng sông, cánh đồng, ngọn núi, người mẹ, người thầy, người trò... đối với Vũ Chấn Nam đều da diết yêu thương.

Một tiết mục trong chương trình nghệ thuật “Huyền thoại một con đường”.

Tối qua 16.5, rừng Trường Sơn lại bừng sáng và rộn rã trong từng điệu nhạc lúc trầm lúc bổng; bên đường Hồ Chí Minh đoạn đi qua trọng điểm phà Xuân Sơn năm xưa, trời-đất-người cùng quyện vào nhau sống lại thời kỳ hào hùng “một lòng cho tiền tuyến”...

Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan.

Ngày 14.5, ông Nguyễn Mậu Nam - Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Quảng Bình - cho biết, Bộ VHTTDL vừa có quyết định công nhận 15 địa điểm dọc đường Hồ Chí Minh trên bộ và đường Hồ Chí Minh trên biển - đoạn qua Quảng Bình là di tích lịch sử quốc gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục