Mỹ cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân New START

  • Cập nhật: Thứ tư, 1/2/2023 | 9:15:08 AM

Mỹ cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước New START, do từ chối cho phép các hoạt động thanh sát được tiến hành trên lãnh thổ của nước này.

Hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-24 Yars của Nga trong cuộc duyệt binh ở Moscow vào tháng 6/2020.
Hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-24 Yars của Nga trong cuộc duyệt binh ở Moscow vào tháng 6/2020.

Hôm qua (31/1), Mỹ đã cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (Hiệp ước New START). Đây được coi là trụ cột lớn cuối cùng trong kiểm soát vũ khí hạt nhân sau thời kỳ chiến tranh lạnh giữa hai nước.

Mỹ cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước New START do từ chối cho phép các hoạt động thanh sát được tiến hành trên lãnh thổ của nước này. Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 31/1 cho biết, việc Nga từ chối các hoạt động thanh sát đã cản trở Mỹ thực hiện các quyền quan trọng của mình, được quy định trong Hiệp ước đồng thời đe dọa tính khả thi của việc kiểm soát vũ khí hạt nhân giữa hai nước. Quan chức này cũng nhấn mạnh rằng, Mỹ sẵn sàng phối hợp với Nga trong việc thực hiện hoàn toàn Hiệp ước này.

Có hiệu lực từ năm 2011 và được gia hạn thêm 5 năm trong năm 2021, Hiệp ước START giới hạn số đầu đạn hạt nhân chiến lược mà Mỹ và Nga có thể triển khai, cũng như việc triển khai các tên lửa và máy bay ném bom có khả năng mang các đầu đạn hạt nhân từ mặt đất và tàu ngầm. Mỹ và Nga hiện nay vẫn sở hữu tới 90% số đầu đạn hạt nhân của toàn thế giới.

Nga tháng 8 năm ngoái đã ngừng hợp tác trong các hoạt động thanh sát theo Hiệp ước, đồng thời đổ lỗi cho các giới hạn đi lại được áp đặt bởi Mỹ cũng như các đồng minh, sau khi quân đội nước này tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine cuối tháng 2 năm ngoái. Tuy nhiên, Nga tuyên bố nước này vẫn cam kết đối với các điều khoản của Hiệp ước.  

Đối thoại giữa Nga và Mỹ về việc nối lại các hoạt động thanh sát từng được dự kiến nối lại vào tháng 11 năm ngoái ở Ai Cập, nhưng đã bị phía Nga trì hoãn và cả hai bên vẫn chưa đưa ra thời hạn mới cụ thể. Nga ngày 30/1 cho biết, Hiệp ước có thể hết hiệu lực trong năm 2026 mà không có thỏa thuận thay thế, do Mỹ đang tìm cách khiến Nga phải chịu một thất bại chiến lược ở Ukraine.
(Theo VOV)

Các tin khác
Một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào tháng 2/2022.

Bộ Ngoại giao Ukraine kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc triệu tập cuộc họp khẩn sau khi Nga công bố kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus.

Hai đối thủ của Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha là ông Prawit Wongsuwan (trái) và bà Paetongtarn Shinawatra (phải).

Có vẻ như cuộc khủng hoảng chính trị từ năm ngoái ở Thái Lan đang được giải quyết bằng cuộc tổng tuyển cử ngày 14-5 tới.

Người biểu tình Israel xuống đường trong đêm muộn.

Ngày 26/3, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant, châm ngòi cho một đợt biểu tình quy mô lớn. Trước đó, ông Gallant quay lưng với chính phủ để kêu gọi dừng kế hoạch cải cách tư pháp gây chia rẽ.

Nhiều quốc gia châu Phi đang thiếu các dịch vụ nước uống an toàn.

Hội nghị về Nước năm 2023 của Liên hợp quốc bế mạc cuối tuần qua sau khi thông qua một kế hoạch hành động “cột mốc” với gần 700 cam kết nhằm bảo vệ “lợi ích chung toàn cầu quý giá nhất của nhân loại”. Sự kiện được đánh giá là cơ hội để tăng cường hợp tác quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề về nước và tránh một cuộc khủng hoảng sắp xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục