Pakistan: Hai đảng lớn thành lập chính phủ liên minh
- Cập nhật: Thứ hai, 10/3/2008 | 12:00:00 AM
Ngày 9/3, lãnh đạo của các đảng giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử tại Pakistan đã ký kết một thỏa thuận thành lập chính phủ liên minh và cho biết quốc hội mới sẽ phục chức cho các thẩm phán bị Tổng thống Musharraf sa thải - một động thái làm cho tương lai chính trị ông Musharraf thêm ảm đạm.
Ông Sharif (trái) và ông Zardari bắt tay hôm 9/3
|
Chồng của cựu Thủ tướng Bhutto là ông Asif Ali Zardari và cựu Thủ tướng Nawaz Sharif - người bị ông Musharraf lật đổ trong một cuộc đảo chính cách đây tám năm - đã tuyên bố thỏa thuận của họ sau các cuộc đàm phán tại vùng Himalayas. Hai đảng này đã giành thắng lợi lớn trong cuộc tổng tuyển cử hôm 18/2. Sau nhiều tuần đàm phán, cuối cùng họ đã tuyên bố đột phá về hai vấn đề quan trọng: thành phần của chính phủ liên minh và tương lai của các thẩm phán bị sa thải.
Ông Sharif nói rằng đảng Liên đoàn Hồi giáo Pakistan (PML-N) của ông sẽ chính thức tham gia chính phủ liên minh do đảng Nhân dân Pakistan (PPP) của bà Bhutto đứng đầu mặc dù ông không công nhận quyền lãnh đạo của ông Musharraf. Đảng PPP giành được nhiều ghế nhất trong quốc hội. Để đổi lại, ông Zardari, Chủ tịch PPP, đã nhất trí rằng quốc hội mới sẽ bỏ phiếu trong vòng một tháng để phục chức cho các thẩm phán thuộc Tòa án Tối cao và các tòa án cấp cao.
Điều đó có nghĩa là chánh án Tòa án tối cao cũ sẽ trở lại chiếc ghế trước đây của ông, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Tổng thống Musharraf. Hầu hết các nhà phân tích coi đây là một bước đi hoặc làm giảm quyền lực của tổng thống hoặc là sự đối đầu giữa quốc hội mới và tổng thống. Cả ông Sharif và ông Zardari đã kêu gọi tổng thống nhóm họp quốc hội ngay lập tức.
Các đảng trung thành với Musharraf đã thất bại nặng nề trong cuộc tổng tuyển cử hôm 18/2. Ngay sau cuộc bầu cử, ông Sharif đã nhiều lần kêu gọi tổng thống từ chức. Tuy nhiên, ông Musharraf đã bác bỏ những lời kêu gọi này, hối thúc chính phủ mới gạt chính trị sang một bên để tập trung vào lãnh đạo đất nước.
(Theo VietNamNet)
Các tin khác
Hôm 7/3 Uỷ ban bầu cử Nga thông báo kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử tổng thống ngày 2/3, trong đó người chiến thắng đã sớm được xác định là ông Dmitry Medvedev giành được 70,28% phiếu ủng hộ.
Ngày 8-3, gần 11 triệu cử tri Malaysia đi bỏ phiếu bầu cử quốc hội. Liên minh cầm quyền Barisan Nasional nhiều khả năng sẽ tiếp tục giành thắng lợi, nhưng dự báo lực lượng đối lập cũng sẽ có được tiếng nói trọng lượng hơn.
Tổng thống Ecuador, Venezuela và Colombia đã bắt tay tại một hội nghị thượng đỉnh khu vực, chấm dứt cuộc khủng hoảng ngoại giao tồi tệ nhất trong khu vực Andean.
Giá dầu thế giới lại tiếp tục tăng rất mạnh và lại phá kỷ lục về giá vừa lập hôm trước để xác lập đỉnh cao mới sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) không tăng sản lượng trong cuộc họp vừa qua.