Nga muốn lập đường hầm nối với Mỹ

  • Cập nhật: Thứ hai, 31/3/2008 | 12:00:00 AM

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ nêu kế hoạch xây dựng một đường hầm nối từ Nga sang Mỹ khi ông gặp Tổng thống Mỹ Bush vào chủ nhật tới.

Đường hầm dài  102,4km sẽ chạy dưới eo biển Bering, nối giữa Chukotka, khu vực viễn đông của Nga, với Alaska - Mỹ, có chi phí xây dựng dự kiến là 65tỷ USD. Nếu hoàn tất, đường hầm dài nhất thế giới này sẽ dài gấp đôi đường hầm nối Anh và Pháp.

Đề xuất về đường hầm trên từng được Nga hoàng Nicholas II thông qua từ đầu thế kỷ 20 nhưng nó bị bỏ quên trong thời kỳ Xô viết. Nếu được xây dựng, đường hầm này sẽ cho phép kết nối đường sắt giữa London và New York.

Một phát ngôn viên của Kremlin hồi tuần trước đã xác nhận rằng Tổng thống Putin sẽ tìm cách xây dựng "một cây cầu thực sự" giữa Nga và Mỹ khi ông gặp Tổng thống Bush tại khu nghỉ mát ở Sochi.

Các quan chức ở Washington và Moscow coi cuộc hội đàm sắp tới là cơ hội để xoa dịu căng thẳng về hội nghị thượng đỉnh NATO sẽ diễn ra vào tuần tới ở Romania. Nga và Mỹ được dự đoán là sẽ bất đồng về kế hoạch phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu và việc Ukraine, Grudia có thể được NATO kết nạp.

Tháng trước, Nga tuyên bố sẽ hướng tên lửa vào Ukraine nếu nước này gia nhập NATO và cho phép đặt các cơ sở quân sự.

Dù Moscow không thể ngăn cản Ukraine và Grudia gia nhập NATO nhưng liên minh này biết rằng việc tăng cường quan hệ với hai nước Xô viết cũ sẽ kéo căng quan hệ với Nga, mối quan hệ vốn đã bị tổn hại khi Kosovo tuyên bố độc lập và khi Mỹ triển khai kế hoạch lá chắn tên lửa.

Hiện, dù các nước thành viên NATO đều nhất trí trên nguyên tắc về việc Ukraine và Grudia sẽ thuộc liên minh này nhưng vài nước còn lo ngại Nga sẽ giận dữ. Nga hiện cung cấp 1/4 nhu cầu khí đốt cho châu Âu.

(Theo HNMĐT)

Các tin khác
Thủ tướng Israel và Ngoại trưởng Mỹ.

Ngày 30/3, Israel và Palestine đã thống nhất với nhau về hàng loạt bước tiến nhằm mở đường cho một thoả thuận hoà bình vào cuối năm nay, bắt đầu bằng cam kết gỡ bỏ 50 rào chắn ở Bờ Tây của Israel, quan chức Mỹ cho hay.

Tên lửa Triều Tiên trong một cuộc diễu binh ở Bình Nhưỡng.

Washington hôm qua gọi vụ thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên là hành động "không mang tính xây dựng", đồng thời hối thúc Bình Nhưỡng tập trung dỡ bỏ chương trình hạt nhân như đã cam kết.

Sau hai ngày đàm phán cấp thứ trưởng tại Washington, quyền Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ về kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế John Rood thông báo hôm 27-3 rằng Nga và Mỹ đã đạt được tiến bộ trong thỏa thuận khung mang tính chiến lược nhưng không vượt qua được sự khác biệt về kế hoạch triển khai lá chắn tên lửa của Mỹ ở Đông Âu.

Một số mô hình tên lửa của Bình Nhưỡng được trưng bày tại Hàn Quốc.

Căng thẳng tiếp tục gia tăng tại bán đảo Triều Tiên khi CHDCND Triều Tiên bắn thử một số tên lửa vào hôm qua, đồng thời Bộ Ngoại giao nước này cũng đưa ra những lời cảnh cáo sắc bén đối với Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục