Dmitry Medvedev - Tổng thống trẻ nhất nước Nga

  • Cập nhật: Thứ năm, 8/5/2008 | 12:00:00 AM

Ngày 7-5, ông Dmitry Medvedev đã nhậm chức tổng thống Liên bang Nga, trở thành vị nguyên thủ trẻ nhất trong lịch sử 100 năm qua của nước Nga. Ông mới 43 tuổi.

Tân Tổng thống Dmitry Medvedev tuyên thệ nhậm chức tại điện Kremlin.
Tân Tổng thống Dmitry Medvedev tuyên thệ nhậm chức tại điện Kremlin.

Lễ nhậm chức diễn ra trang trọng tại gian Adreyev trong đại điện Kremlin, được các kênh thông tin lớn của Nga truyền hình trực tiếp. Đúng 12g trưa 7-5-2008, nghi thức nhậm chức bắt đầu.

Ông Putin tiếp tục "gìn giữ nước Nga"

Tổng thống mãn nhiệm Vladimir Putin là người phát biểu đầu tiên. Trong tuyên bố ngắn gọn, ông khẳng định việc đổi mới chính quyền ở cấp cao nhất được thực hiện bằng việc tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc của dân chủ, trong khi vẫn không gây ảnh hưởng nào cho việc giải quyết những vấn đề quan trọng và thường nhật của đất nước. Ông Putin hứa dù không còn là tổng thống nhưng với ông, việc gìn giữ nước Nga luôn được xem là nghĩa vụ công dân cao cả nhất mà ông sẽ theo đuổi trọn đời. Cuối cùng, ông chúc người kế nhiệm hoàn thành nhiệm vụ.

Sau đó, ông Dmitry Medvedev thực hiện nghi thức tuyên thệ nhậm chức. Đặt tay lên bìa da đỏ của hiến pháp Nga, ông Dmitry Medvedev đọc lời tuyên thệ hứa bảo vệ quyền lợi và tự do của nhân dân Nga, bảo vệ hiến pháp, độc lập chủ quyền của nước Nga.

Phát biểu trước hơn 2.000 khách mời, tân Tổng thống Medvedev tuyên bố nhiệm vụ quan trọng nhất của ông sẽ là phát triển quyền công dân và tự do kinh tế. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của pháp quyền, hứa bảo đảm an ninh của công dân, cảm ơn sự ủng hộ của Vladimir Putin, điều mà lúc nào ông cũng cảm nhận được.

Sau bài phát biểu, tân tổng thống Nga giờ đồng thời là tổng tư lệnh quân đội đã bước ra quảng trường Sobor chứng kiến lời chúc mừng của binh đoàn tổng thống. 30 phát đại bác đã được bắn lên chào mừng tân tổng thống Nga.

Những trùng hợp

Chuyển giao "chiếc cặp hạt nhân"

Cùng với việc chuyển giao quyền lực, một chi tiết được nhiều người quan tâm là việc chuyển giao "chiếc cặp hạt nhân" (thiết bị chứa tất cả mật mã cần thiết để vận hành kho vũ khí hạt nhân trong trường hợp có đe dọa quân sự). Theo Komsomolskaya Pravda, do đây là vấn đề thuần túy kỹ thuật nên không được thực hiện trong nghi thức nhậm chức. Trước đó, tân tổng thống đã được các chuyên gia hướng dẫn lý thuyết và thực tập kỹ thuật liên quan các qui tắc sử dụng cặp hạt nhân.

Như một phần của đợt tập huấn, tân tổng thống đã có cuộc thực tập liên lạc với hai người cùng giữ mật mã khác là bộ trưởng quốc phòng và tổng tham mưu trưởng quân đội. Việc chuyển giao "chiếc cặp hạt nhân" được thực hiện ngay sau lễ nhậm chức, khi ông Putin và ông Medvedev ký vào biên bản giao nhận.

Ông Dmitry Medvedev sinh năm 1965 tại Leningrad (nay là Saint-Petersburg). Cha mẹ ông đều là giáo sư đại học. Cha ông là nhà vật lý dạy tại Học viện Bách khoa và mẹ ông dạy văn học và ngôn ngữ Nga.

Ông Medvedev học khoa luật thuộc Trường đại học Leningrad (nay là Đại học Tổng hợp Saint-Petersburg) vào mùa thu năm 1982, cùng trường với ông Putin, đặc biệt cả hai cùng học với giáo sư Anatoly Sobchak, người đã lên giữ chức thị trưởng thành phố St. Petersburg vào năm 1991.

Ông Medvedev tốt nghiệp tiến sĩ luật năm 1990, giảng dạy tại khoa luật Trường đại học Tổng hợp Leningrad, năm 2001 từng đoạt giải thưởng của Chính phủ Liên bang Nga trong lĩnh vực giáo dục vì bộ sách giáo khoa chuyên đề luật công dân cho các trường đại học luật.

Năm 2000, ông trở thành chủ tịch ban giám đốc tập đoàn độc quyền về khí đốt do nhà nước quản lý - Gazprom. Sau khi tổng thống Boris Yeltsin chỉ định ông Putin giữ chức thủ tướng vào tháng 8-1999, ông Medvedev được gọi lên Matxcơva và trở thành người chịu trách nhiệm chính trong chiến dịch tranh cử của ông Putin năm 2000. Từ tháng 11-2005, ông được Tổng thống Putin bổ nhiệm làm phó thủ tướng thứ nhất. Ông Medvedev đã kết hôn và có một con trai sinh năm 1996.

Những chuyến công du đầu tiên

Theo Vesti, ngay sau khi có tổng thống mới, Chính phủ Nga sẽ tự động mãn nhiệm. Tân tổng thống sẽ phải ký sắc lệnh bổ nhiệm quyền thủ tướng, và giao cho các thành viên nội các tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tới khi chính phủ mới được bổ nhiệm.

Theo hiến pháp, hai viện của quốc hội có ít nhất hai tuần cho việc phê chuẩn tân thủ tướng. Tuy nhiên, tiến trình này đang được đẩy nhanh và dự kiến ngay hôm nay (8-5), Đuma Nga sẽ phê chuẩn ông Putin làm thủ tướng. Cần nhắc lại ngay sau khi rời chức tổng thống, ông Putin nghiễm nhiên trở thành chủ tịch Đảng Nước Nga thống nhất (ER) - chiếm đa số trong Đuma Nga - mà không cần thêm một thủ tục nào. Trước đó tại đại hội ER, ông đã nhận lời làm chủ tịch đảng này.

Chuyến công du đầu tiên của ông Medvedev là về hướng đông. Tuần trước, ông từng phát biểu: "Như đã hứa trong đêm sau bầu cử, tôi sẽ tới Kazakhstan - đất nước gần với chúng tôi, và từ đó bay đi Trung Quốc, đó sẽ là chuyến công du quốc tế đầu tiên của tôi". Cuộc ra mắt đầu tiên của tân tổng thống Nga với sân chơi quốc tế sẽ là Hội nghị các nước G-8 dự kiến diễn ra từ 7 đến 9-6 ở Nhật.

(Theo TTO)

Các tin khác

Ngoại trưởng Thái Lan ngày 6/5 tuyên bố nước này đang từ bỏ kế hoạch thành lập Tổ chức Các nước xuất khẩu gạo (OREC) cùng với Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar.

Giá dầu thế giới lại tiếp tục tăng mạnh khi giới đầu tư đang hướng sự tập trung cao độ vào các loại hàng hoá, đặc biệt là loại nguyên liệu đầu vào tối quan trọng này.

Đại sứ Mỹ William Burns (trái) và giám đốc cơ quan năng lượng nguyên tử Nga Sergei Kiriyenko sau lễ ký kết.

Ngày 6/5, giới chức Mỹ và Nga đã ký một thỏa thuận quan trọng về năng lượng hạt nhân dân sự, theo đó Washington có thể tiếp cận với công nghệ của Nga và trao cho Mátxcơva nhiều hợp đồng béo bở tái chế nhiên liệu đã sử dụng.

Quân đội Mỹ ngày 5/5 thông báo trong vài tuần tới sẽ rút về nước 3.500 binh sĩ Mỹ được triển khai đến Irắc hồi tháng Hai năm ngoái trong chiến dịch tăng quân nhằm cải thiện tình hình an ninh Irắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục