10 thách thức đang chờ đợi tân Tổng thống Obama

  • Cập nhật: Thứ hai, 10/11/2008 | 12:00:00 AM

Sau khi ăn mừng chiến thắng áp đảo trước đối thủ đảng Cộng hòa để đi vào lịch sử là Tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ. Ông Obama sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức đang ở phía trước.

Ông Obama trong cuộc họp báo ở Chicago ngày 7/11.
Ông Obama trong cuộc họp báo ở Chicago ngày 7/11.

Ngay đêm biết kết quả đắc cử Tổng thống 5/11, ông Barack Obama đã phát biểu tại Chicago: "Khi mà chúng ta vui mừng trước chiến thắng đêm nay, chúng ta cũng biết rằng ngày mai sẽ nhiều việc quan trọng hơn đang chờ đợi chúng ta". Ông Obama sẽ nhậm chức Tổng thống thứ 44 của Mỹ vào ngày 20/1 tới.

1. Rút quân khỏi Iraq

Trong suốt quá trình tranh cử, ứng cử viên đảng Cộng hòa luôn nhấn mạnh rằng nếu ông đắc cử Tổng thống Mỹ ông sẽ quyết định rút quân khỏi Iraq với "một cách có trách nhiệm" trong thời hạn 16 tháng để tập trung lực lượng chống Al-Qeada và Taliban.

Nếu Washington và Baghdad không ký một thỏa thuận trước ngày 31/12, ông Obama sẽ rơi vào một tình thế khó xử về sự hiện diện của 145.000 binh sĩ Mỹ tại Iraq không có cơ sở pháp lý.

2. Đóng cửa nhà tù Guantanamo

Suốt gần 2 năm chiến dịch tranh cử, ông Obama lặp đi lặp lại nhiều lần rằng ông muốn đóng cửa nhà tù Guantanamo. 

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan nhiều lần kêu gọi Mỹ đóng cửa nhà tù này càng sớm càng tốt sau khi Ủy ban độc lập của LHQ đưa ra bản báo cáo trong đó cáo buộc Mỹ ngược đãi tù nhân.

3. Tăng cường chống lực lượng Taliban

Khi ông Obama đắc cử Tổng thống, Tổng thống Afghanistan đã đánh giá: "Ông Obama cùng người dân Mỹ sẽ đi vào một kỷ nguyên mới". Lãnh đạo nước này hi vọng Mỹ sẽ tăng cường việc chống lực lượng Taliban. Ông Obama cũng hứa sẽ rút quân ở Iraq để triển khai trên chiến trường này.

4. Cụ thể hóa thỏa thuận hòa bình giữa Irael và Palestine

Tiến trình hòa bình ở Trung Đông vốn đã bị gián đoạn dưới thời của Tổng thống George Bush sau hội nghị hòa bình Annapolis từ tháng 11/2007. Một năm sau, một thỏa thuận hòa bình khó có thể được ký trước năm 2008.

5. Nối lại đối thoại với Iran

Ông Obama muốn nối đối thoại với Tehran sau khi gián đoạn từ năm 1980.

Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad tuần trước đã gửi thư chúc mừng khi ông  Obama đắc cử và ông Obama cho biết đã gửi thư hồi đáp.

6. Tăng cường mối quan hệ thương mại với các cường quốc châu Á

Tân Tổng thống Mỹ sẽ không thể bỏ qua việc củng cố các mối quan hệ ngoại giao và thương mại đối với các nền kinh tế lớn mạnh của châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ.

7. Giải cứu thị trường tài chính

Hôm 7/11, trong cuộc họp báo đầu tiên sau khi thắng cử, ông Obama hứa sẽ tìm mọi biện pháp cần thiết để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính ngay khi ông nhậm chức vào tháng 1 tới.

"Ông Obama tin tưởng rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới này sẽ được cải thiện từ nay đến năm 2010. Nếu điều đó không xảy ra, đảng Cộng hòa sẽ trở nên mạnh hơn" – ông John Pitney – giáo sư ngành Khoa học chính trị của California nhấn mạnh.

Ông Obama thắng cử cũng nhờ sự tin cậy của người dân Mỹ vào kế hoạch giải cứu thị trường tài chính của Thượng nghị sĩ da màu.

Ông Obama sẽ phải tiếp tục triển khai kế hoạch giải cứu thị trường tài chính  trị giá 700 tỉ USD mà Quốc hội nước này đã thông qua hồi tháng trước.

8. Phục hồi thị trường lao động

Tân Tổng thống sẽ phải đối mặt với hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính khi nhiều người mất việc làm trong lĩnh vực này, nhất là các công ty tư nhân.

Theo cuộc điều tra của văn phòng nhân sự ADP, "sự sa sút của thị trường lao động sẽ tiếp tục diễn ra". 240.000 người đã bị mất việc làm trong đó có 157.000 lao động thuộc khối tư nhân của Mỹ trong tháng 10.

9. Tăng thuế đối với người giàu

Về chính sách thuế, ông Obama muốn tăng thuế đối với người có thu nhập cao và giảm thuế đối với những người thu nhập dưới 200.000 USD/ năm.

10. Bảo hiểm y tế bắt buộc cho tất cả người dân

Theo Cơ quan điều tra dân số Mỹ (Census Bureau), năm 2007 gần 45,7 triệu người Mỹ không có bảo hiểm y tế. Kế hoạch của ông Obama là chính phủ sẽ chi gần 1.600 tỉ USD trong 10 năm cho kế hoạch đảm bảo sức khỏe của người dân.

Tuy nhiên, có thể ông Obama sẽ phải đối mặt với một số khó khăn. Năm 1994, hai năm sau khi ông Bill Clinton nắm quyền Tổng thống, phe Cộng hòa đã phản đối kế hoạch bảo hiểm y tế do bà Hillary Clinton đề xuất.

(Theo TPO)

Các tin khác

EU vừa có quy định bắt buộc các sản phẩm thực phẩm và đồ uống xuất khẩu vào thị trường EU phải ghi rõ nhãn mác nếu sử dụng phẩm màu tổng hợp.

Tàu ngầm dòng Oscar - loại giống tàu ngầm Kursk

Tàu ngầm hạt nhân được coi là một trong những vũ khí đặc sắc nhất của lực lượng quốc phòng Nga. Tuy vậy những tai nạn liên tiếp đang phủ bóng đen lên niềm tự hào của đất nước bạch dương.

Các lãnh đạo EU đã nhất trí với đề xuất cải cách hệ thống tài chính toàn cầu của Pháp.

Các lãnh đạo EU đã thông qua kế hoạch cải cách hệ thống tài chính toàn cầu, qua đó thống nhất được quan điểm chung trước thềm hội nghị G-20 ở Mỹ sắp tới.

Tàu ngầm của Nga.

Hơn 20 người chết và 20 người khác bị thương khi hệ thống dập lửa tình cờ bị kích hoạt trên một chiếc tàu ngầm hạt nhân của Nga ở Thái Bình Dương, hải quân Nga hôm nay (9/11) cho hay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục