Iraq gia hạn lưu trú cho quân đội nước ngoài
- Cập nhật: Thứ tư, 24/12/2008 | 12:00:00 AM
Quốc hội Iraq hôm 23/12 đã cho phép chính phủ nước này ký thoả thuận đồng ý để quân Anh, và lính từ nhiều nước khác tiếp tục có mặt tại Iraq sau năm 2008.
Quân Anh tuần tra trên đường phố Basra.
|
Các nghị sĩ phê chuẩn việc trên sau khi Chủ tịch Quốc hội Mahmoud Mashhadani từ chức theo yêu cầu của các đảng của người Shi’ite và người Kurd và chấm dứt bế tắc ở cơ quan lập pháp này.
Trước đó, Mỹ đã ký hiệp ước an ninh riêng với Iraq để duy trì quân đội tại nước này tới 2011.
Quân đội NATO, Anh, Australia, El Salvador, Romania và Estonia được LHQ uỷ nhiệm sẽ kết thúc nhiệm vụ vào ngày 31/12/2008, sau thời gian này họ cần có một cơ sở pháp lý mới để tiếp tục có mặt tại Iraq. Hầu hết lực lượng binh sĩ không phải là quân Mỹ hiện đang triển khai ở Iraq là lính Anh.
Phó chủ tịch Quốc hội Khalid al-Attiya nói: "Chúng tôi đồng ý để chính phủ thực hiện tất cả những bước cần thiết liên quan tới quân đội nước ngoài chứ không chỉ có quân Mỹ". Nhà lãnh đạo này cho biết, nghị quyết vừa được quốc hội thông qua sẽ cho quân đội nước ngoài ở lại Iraq tới hết tháng 7/2009.
Các nhà lập pháp cho hay, nghị quyết trao quyền cho chính phủ của Thủ tướng Nuri al-Maliki ký thoả thuận với các quốc gia trên, cho phép quân đội các nước tiếp tục ở lại Iraq mà không cần đưa thoả thuận lại quốc hội để xem xét thêm.
Anh hiện duy trì 4.100 binh sĩ ở thành phố cảng miền nam Basra. Tuần trước, thủ tướng Anh Gordon Brown tuyên bố, Anh sẽ rút quân khỏi Iraq vào cuối tháng 5/2009.
(Theo VietNamNet)
Các tin khác
Quốc vương Bỉ Albert II ngày 22-12 đã chấp nhận đơn từ chức của chính phủ của Thủ tướng Yves Leterme, tuy nhiên yêu cầu họ tiếp tục hoạt động trong khi chờ thành lập chính phủ mới.
Hai ngày trước lễ Giáng sinh, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố số quà tặng mà giới chức nước này nhận được trong năm ngoái. Ngoại trưởng Rice là một trong số quan chức được tặng nhiều châu báu nhất.
Vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej hôm 22/12 đã kêu gọi chính phủ mới khôi phục sự ổn định sau nhiều tháng bất ổn chính trị và khủng hoảng kinh tế tại lễ nhậm chức của Chính phủ mới.
Nhiều trí thức Trung Quốc cao cấp được đào tạo tại Mỹ đã chọn ở lại xứ người để tìm kiếm một cuộc sống như mong ước. Nhưng khi khủng hoảng kinh tế lan rộng, họ buộc phải quay về quê nhà.