Trung úy Phạm Anh Tuấn - chiến sĩ trẻ tận tụy vì dân

  • Cập nhật: Thứ ba, 3/9/2019 | 7:48:17 AM

YênBái - Nhanh nhẹn, tận tụy với công việc, không ngại khó khăn, gian khổ, luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao là nhận xét của đồng đội về Trung úy Phạm Anh Tuấn - cán bộ Đội Cảnh sát Quản lý hành chính và xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc (BVANTQ), Công an huyện Yên Bình.

Xuất thân trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Vũ Linh, huyện Yên Bình, mẹ không may mắc bạo bệnh qua đời, cha lại thường xuyên đau ốm nhưng Phạm Anh Tuấn đã quyết tâm học tập và thi đỗ vào Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân I. Năm 2014, sau khi tốt nghiệp, Phạm Anh Tuấn được điều động về công tác tại Đội Cảnh sát Quản lý hành chính và xây dựng phong trào BVANTQ, Công an huyện Yên Bình. 

Là cán bộ trẻ, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, lại được giao phụ trách cụm hạ huyện Yên Bình (gồm các xã Đại Minh, Hán Đà, Vĩnh Kiên, Yên Bình, Bạch Hà) và trực tiếp phụ trách thị trấn Thác Bà, địa bàn rộng, thành phần dân cư phức tạp nên ngay từ những ngày đầu nhận nhiệm vụ, Phạm Anh Tuấn đã luôn chủ động bám sát địa bàn, nắm bắt tình hình, tâm tư của nhân dân, từ đó kịp thời tham mưu cho lãnh đạo Công an huyện, chính quyền địa phương ban hành các nghị quyết chuyên đề về đảm bảo ANTT, tích cực vận động người dân tại cơ sở tham gia Phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. 

Ông Nguyễn Xuân Điệp - Tổ trưởng tổ dân phố 2, thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình cho biết: "Ở đây, tình hình an ninh trật tự rất tốt, bà con đều có số điện thoại của Ban Công an và của đồng chí công an phụ trách thị trấn. Các đồng chí đều rất nhiệt tình, tận tụy với công việc, không quản thời gian, khó khăn, khi có vụ việc ở tổ dân phố, các đồng chí đều nhanh chóng có mặt, kịp thời phối hợp xử lý, không để phức tạp kéo dài. Cũng nhờ tình hình an ninh trật tự ổn định nên bà con tổ dân phố yên tâm sinh sống, làm ăn phát triển kinh tế". 

Chính vì gần dân, hiểu dân nên được người dân tin yêu, quý trọng, đã cung cấp nhiều nguồn tin có giá trị giúp cho Trung úy Phạm Anh Tuấn và đồng đội hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Điển hình như vụ bắt giữ đối tượng Trương Huy Kiên, sinh năm 1970, trú tại xã Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. 

Đây là đối tượng bị Công an huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An truy nã về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đã làm giả giấy tờ và lẩn trốn tại xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình. Sau khi được nhân dân cung cấp thông tin, Trung úy Phạm Anh Tuấn đã phối hợp với công an huyện, các lực lượng chức năng tại địa phương vận động, bắt giữ thành công đối tượng, đảm bảo tuyệt đối an toàn. 

Từ đầu năm 2019 đến nay, Trung úy Phạm Anh Tuấn đã phối hợp với các lực lượng chức năng bắt giữ 2 vụ với 9 đối tượng phạm tội đánh bạc; xác minh, giải quyết 8 vụ, xử lý 17 đối tượng gây rối trật tự công cộng; 3 vụ trộm cắp tài sản… góp phần giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc, tụ điểm phức tạp, đảm bảo tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. 

Nhận xét về cấp dưới của mình, Thiếu tá Hoàng Ngọc Tuân - Phó Trưởng Công an huyện Yên Bình cho biết: "Tuy là cán bộ trẻ nhưng đồng chí Tuấn luôn nêu cao tinh thần, trách nhiệm và tận tụy với công việc, không ngừng học hỏi đồng chí, đồng đội để nâng cao trình độ chuyên môn, có thái độ đúng mực, hòa nhã, gần gũi và tận tụy phục vụ nhân dân”.

Để mang lại bình yên cho mỗi bản làng vẫn là một chặng đường dài, nhiều gian nan, thử thách nhưng đối với Trung úy Phạm Anh Tuấn, sự tin yêu, quý mến của người dân sẽ là động lực để anh thêm sức mạnh, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, giữ gìn cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.

Văn Cường - Hoàng Hóa

Tags chiến sĩ nhân dân Công an Yên Bình Trung úy Phạm Anh Tuấn

Các tin khác
Ông Đặng Hồng Quân giới thiệu về bộ trang phục của con gái dân tộc Dao quần trắng trước khi đi làm dâu.

Đại tá Đặng Hồng Quân, nguyên là Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lào Cai. Nghỉ hưu, ông trở về quê hương sinh sống tại thôn Khe Đát, xã Tân Đồng, huyện Trấn Yên. Khe Đát là thôn nghèo của xã Tân Đồng và đồng bào Dao quần trắng chiếm tới 99%. Trong nhiều năm qua, với những chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, cuộc sống của người dân Khe Đát được cải thiện rõ rệt.

Anh Nịnh Văn Bản (bên trái) chia sẻ kinh nghiệm nuôi thỏ với đoàn viên trong Chi đoàn thôn Cây Mỡ.

Sinh năm 1990 trong một gia đình làm nông nghiệp, những năm tháng tuổi thơ, Nịnh Văn Bản ở thôn Cây Mỡ, xã Xuân Lai, huyện Yên Bình đã chứng kiến cuộc sống vất vả của người thân và làng xóm.

Chị Lê Thị Ngọc (bên trái) giới thiệu về cách nuôi chim bồ câu Pháp với Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Vũ Linh.

Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái năm 2015 nhưng chị Lê Thị Ngọc ở thôn Làng Quyên, xã Vũ Linh, huyện Yên Bình lại chuyển hướng sang phát triển kinh tế bằng mô hình nuôi chim bồ câu Pháp.

Các thành viên trong Tổ hợp tác Dược liệu Develop, xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên kiểm tra chất lượng cây dược liệu.

Nhận thấy địa phương có tiềm năng đất rừng rộng lớn, phù với nhiều loại cây trồng, trong đó có cây dược liệu, năm 2017, thông qua việc tìm hiểu các loại tài liệu, sách báo và tham quan một số mô hình trồng cây dược liệu trong và ngoài tỉnh, anh Phạm Văn Tiến ở thôn 6, xã Đào Thịnh, huyện Trấn đã đưa vào trồng thử nghiệm cây lá khôi (khôi nhung).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục