Nịnh Văn Bản thành công nhờ nghị lực, quyết tâm

  • Cập nhật: Thứ hai, 26/8/2019 | 8:14:57 AM

YênBái - Sinh năm 1990 trong một gia đình làm nông nghiệp, những năm tháng tuổi thơ, Nịnh Văn Bản ở thôn Cây Mỡ, xã Xuân Lai, huyện Yên Bình đã chứng kiến cuộc sống vất vả của người thân và làng xóm.

Anh Nịnh Văn Bản (bên trái) chia sẻ kinh nghiệm nuôi thỏ với đoàn viên trong Chi đoàn thôn Cây Mỡ.
Anh Nịnh Văn Bản (bên trái) chia sẻ kinh nghiệm nuôi thỏ với đoàn viên trong Chi đoàn thôn Cây Mỡ.

Khi lớn lên, Bản cùng nhiều thanh niên địa phương phải rời quê đi tìm việc làm ở các tỉnh: Tuyên Quang, Hải Dương, Hà Nội… rồi năm 2010, Bản quyết định về quê lập nghiệp. Với chút vốn tích cóp được, anh bàn với gia đình đầu tư trồng 3 ha keo và 2 ha trẩu.

Tuy nhiên, sau 3 năm, đồi keo đang xanh tốt đột nhiên bị bệnh. Thấy mình là người ít kinh nghiệm nên thất bại là đương nhiên và để học hỏi thêm, một lần nữa Bản lại rời xa quê hương. Không ngại khó khăn, Bản vừa đi làm thuê tích cóp vốn vừa học hỏi, tìm hướng phát triển kinh tế. 

Anh tâm sự: "Công việc rảnh, tôi hay ra các quầy sách để mua và đọc tham khảo rồi lên mạng tìm hiểu kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt. Lúc đầu, chưa có kinh nghiệm, tôi gặp khá nhiều khó khăn nhưng rồi cũng quen dần. Tôi nghĩ, nếu như không kiên trì, không có nghị lực thì không thể thành công được”.

Những lần về thăm quê, anh nhận thấy mô hình trồng tre măng Bát độ tại một số xã lân cận có hiệu quả. Ý nghĩ làm giàu trên mảnh đất quê hương lại giữ chân Bản ở lại với quyết tâm lập nghiệp. Bản mạnh dạn bàn với bố mẹ chuyển đổi 1 ha đất vườn tạp sang trồng tre măng Bát độ. 

Nhờ chăm sóc tốt, nên vườn măng phát triển và cho năng suất ổn định. Đối với 3 ha keo bị chết, Bản chuyển đổi sang trồng cây bồ đề, trẩu. Với phương châm "lấy ngắn nuôi dài”, năm 2018, Bản mạnh dạn vay mượn anh em bạn bè 200 triệu đồng đầu tư xây dựng chuồng trại và mua 60 con thỏ giống về nuôi. Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, lứa thỏ đầu tiên xuất bán thu về hơn 10 triệu đồng. Hiện tại, Bản đang duy trì 60 con thỏ giống và hơn 200 thỏ thương phẩm. 

Để chăn nuôi hiệu quả, anh chủ động liên kết với các cơ sở chăn nuôi thỏ khác ở huyện, trong tỉnh vừa để chia sẻ kinh nghiệm vừa hỗ trợ nhau tìm đầu ra sản phẩm. Không chỉ thành công với mô hình nuôi thỏ, trồng rừng và tre măng Bát độ, Bản còn phát triển được 1 ha bưởi Diễn. Sau nhiều năm cần cù lao động, đến nay, đoàn viên Nịnh Văn Bản đã gây dựng được cơ ngơi 5 ha rừng, 1 ha tre măng Bát độ, 1 ha bưởi Diễn và trang trại nuôi thỏ hơn 200 con. 

Từ mô hình kinh tế tổng hợp, mỗi năm anh thu về 150 triệu đồng. Mô hình mà Bản đang phát triển không phải là mới nhưng đã khẳng định được sự kiên trì, tinh thần, nghị lực của tuổi trẻ mong muốn thoát khỏi đói nghèo, vươn lên làm giàu ngay chính trên quê hương mình. 

Thời gian tới, anh tiếp tục mở rộng mô hình nuôi thỏ, trồng cây ăn quả để tăng thêm thu nhập. Không chỉ chịu khó trong phát triển kinh tế, Nịnh Văn Bản còn luôn năng nổ, nhiệt tình tham gia các phong trào Đoàn của địa phương, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm ăn với mọi người. Anh xứng đáng là tấm gương về nghị lực và quyết tâm phát triển kinh tế để các bạn trẻ học tập và noi theo.

Trần Ngọc

Tags Nịnh Văn Bản thành công nghị lực quyết tâm Xuân Lai yên Bình

Các tin khác
Chị Lê Thị Ngọc (bên trái) giới thiệu về cách nuôi chim bồ câu Pháp với Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Vũ Linh.

Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái năm 2015 nhưng chị Lê Thị Ngọc ở thôn Làng Quyên, xã Vũ Linh, huyện Yên Bình lại chuyển hướng sang phát triển kinh tế bằng mô hình nuôi chim bồ câu Pháp.

Các thành viên trong Tổ hợp tác Dược liệu Develop, xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên kiểm tra chất lượng cây dược liệu.

Nhận thấy địa phương có tiềm năng đất rừng rộng lớn, phù với nhiều loại cây trồng, trong đó có cây dược liệu, năm 2017, thông qua việc tìm hiểu các loại tài liệu, sách báo và tham quan một số mô hình trồng cây dược liệu trong và ngoài tỉnh, anh Phạm Văn Tiến ở thôn 6, xã Đào Thịnh, huyện Trấn đã đưa vào trồng thử nghiệm cây lá khôi (khôi nhung).

Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, gia đình anh Thào A Phổng đã có thu nhập trên 200 triệu đồng/năm.

Từ chỗ nghèo khó, nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên mấy năm gần đây anh Thào A Phổng ở thôn Hua Khắt, xã Nậm Khắt (Mù Cang Chải) đã trở thành tấm gương sáng trong phong trào thi đua lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Vợ chồng Giàng A Dê – Vàng Thị Lỳ chia sẻ cùng PV

Đến La Pán Tẩn, Mù Cang Chải (Yên Bái) chúng tôi gặp vợ chồng Giàng A Dê, người đã vượt khó để xây dựng “Hello Mù Cang Chải” - mô hình du lịch cộng đồng (homestay) hoạt động có hiệu quả. Những hoạt động homestay đã đánh thức tiềm năng du lịch to lớn nơi đây, hiện thực hóa “giấc mơ” Mù Cang Chải trở thành trung tâm du lịch vùng Tây Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục