Người phụ nữ nông dân khởi nghiệp thu nhập tiền tỉ

  • Cập nhật: Thứ hai, 31/10/2022 | 2:19:30 PM

YênBái - Chị Hoàng Thị Nguyệt, sinh năm 1979, dân tộc Mường - hội viên Chi hội Phụ nữ thôn Tân Thịnh, xã Quy Mông, huyện Trấn Yên là một trong những điển hình vươn lên từ Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” giai đoạn 2017 - 2022 của tỉnh. Thu nhập bình quân của gia đình chị đạt khoảng 1 tỷ đồng/năm.

Chị Hoàng Thị Nguyệt (áo hồng, đứng giữa) cùng các hội viện kiểm tra sản phẩm quế vỏ trước khi xuất bán.
Chị Hoàng Thị Nguyệt (áo hồng, đứng giữa) cùng các hội viện kiểm tra sản phẩm quế vỏ trước khi xuất bán.

Từ một hội viên luôn tích cực cùng các hội viên trong chi hội thực hiện tốt phong trào và các nhiệm vụ của Hội, đặc biệt là Phong trào "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với Cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; "Xây dựng nông thôn mới”, "Phụ nữ làm kinh tế giỏi”, "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, khi tiếp cận với Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp", giai đoạn 2017 - 2025, chị Nguyệt đã nhận thấy đây là cơ hội để bản thân vươn lên phát triển kinh tế. 

Đăng ký tham gia Đề án, chị Nguyệt và các thành viên được tham gia các lớp tập huấn về quản trị doanh nghiệp, quản lý tài chính, tổ chức sản xuất tại doanh nghiệp vừa và nhỏ… đều là những kiến thức quan trọng, là nền tảng để vượt qua quy mô kinh tế hộ gia đình. 

Sống trên địa bàn có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, xã Quy Mông nằm trong vùng nguyên liệu như gỗ rừng trồng, tre măng Bát độ, dâu tằm tơ, miến đao… đặc biệt là cây quế và các sản phẩm từ quế. Qua khảo sát, thấy quế vỏ do nông dân làm ra chủ yếu là xuất thô (bán vỏ tươi), trong khi sản phẩm quế vỏ sau chế biến luôn mang lại giá trị cao hơn, tiêu thụ dễ hơn... gia đình chị Nguyệt đã tập trung nguồn vốn đầu tư thu mua các sản phẩm quế vỏ do người dân trên địa bàn xã Quy Mông và các xã lân cận làm ra; tuyển lao động, tổ chức chế biến (bào vỏ, phơi khô, đóng gói) và đem đi tiêu thụ. 

Để sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, chị Nguyệt cùng các thành viên trong gia đình đã tích cực học hỏi kinh nghiệm sản xuất, tuân thủ các yêu cầu của đối tác tiêu thụ, tổ chức phổ biến cho người lao động, đảm bảo các sản phẩm làm ra luôn đạt chất lượng tốt nhất. 

Nhờ đầu tư đúng hướng kết hợp với tuân thủ quy trình sản xuất sản phẩm và quản trị kinh doanh an toàn, hiệu quả nên cơ sở thu mua, chế biến sản phẩm quế vỏ của gia đình chị Nguyệt không ngừng lớn mạnh, trở thành địa chỉ tin cậy của người dân và thương lái trong vùng, nhất là các nhà sản xuất và xuất khẩu quế tại nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Nhờ vậy, thu nhập bình quân của gia đình chị đạt khoảng 1 tỷ đồng/năm; 20 lao động, chủ yếu là  phụ nữ trong xã có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định từ 5 - 7 triệu đồng/người/tháng. 

Không chỉ làm giàu cho bản thân, chị Nguyệt còn là hội viên tích cực tham gia các phong trào tại địa phương, góp sức xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, đặc biệt chị luôn nhiệt tình giúp đỡ chị em hội viên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo như tuyên truyền phổ biến kiến thức về chăn nuôi, trồng trọt; vận động chị em tham gia các lớp đào tạo nghề, chuyển giao khoa học - kỹ thuật do hội LHPN các cấp tổ chức. 

Nhờ có những hội viên tích cực như chị Hoàng Thị Nguyệt mà Hội Phụ nữ xã Quy Mông luôn là cơ sở Hội vững mạnh, đóng góp quan trọng vào công cuộc phát triển, nhất là phong trào xây dựng nông thôn mới trước đây và nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu hiện nay của địa phương.

Lê Phiên

Tags Hoàng Thị Nguyệt phụ nữ nông dân khởi nghiệp nông thôn mới

Các tin khác
Anh Nông Quang Trung hòa tấu đàn tính trong Cuộc thi

"Đã yêu thì không còn ngại điều gì để theo đuổi nó". Học đàn tính từ năm 10 tuổi, cũng là người duy nhất biết chơi đàn tính tại Trung Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Yên Bái, anh Nông Quang Trung đã xuất sắc giành nhiều giải thưởng của các cuộc thi lớn.

Ông Hà Văn Liêm (bên phải) giới thiệu diện tích tre Bát độ mới trồng năm 2022 với cán bộ xã.

Gắn bó với cây tre Bát độ ngay từ những ngày đầu, gia đình ông Hà Văn Liêm ở thôn Đồng Cát, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên là một trong những hộ ở địa phương đang sở hữu nhiều diện tích tre trong giai đoạn kinh doanh. Vài năm trở lại đây, mỗi vụ măng gia đình ông thu nhập từ 400 - 500 triệu đồng.

Thương binh Nguyễn Văn Lợi (bên trái) giới thiệu kinh nghiệm chăn nuôi bò 3B với lãnh đạo Hội Cựu chiến binh huyện Trấn Yên.

Tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc và mang trong mình thương tật với tỷ lệ 51%, nhưng thương binh Nguyễn Văn Lợi, sinh năm 1965 ở tổ 11, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên vẫn nỗ lực vươn lên trở thành tấm gương phát triển kinh tế tiêu biểu ở địa phương.

Ông Tạ Quang Đoàn (thứ 2 bên phải) cùng Ban Công tác Mặt trận thôn báo cáo lãnh đạo xã Đại Lịch về công tác vệ sinh môi trường tại thôn Khe Đồng.

Làm trưởng thôn trong suốt hơn 20 năm và thực sự là người có nhiều đóng góp trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Đó là ông Tạ Quang Đoàn, 71 tuổi - Trưởng thôn Khe Đồng, xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn làm trưởng thôn Khe Đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục