“Nữ cường” ở xưởng ván bóc

  • Cập nhật: Thứ hai, 28/11/2022 | 9:16:29 AM

YênBái - Đó là chị Vũ Thị Dương - chủ công xưởng sản xuất gỗ ván bóc ở xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ với doanh thu gần 2 tỷ đồng mỗi tháng. Với vóc dáng nhỏ bé nhưng ẩn bên trong chị là một người phụ nữ độc lập, mạnh mẽ, đầy bản lĩnh với sự nghiệp vững vàng.

Chị Vũ Thị Dương thường tự mình làm những công việc vốn dành cho đàn ông trong xưởng sản xuất.
Chị Vũ Thị Dương thường tự mình làm những công việc vốn dành cho đàn ông trong xưởng sản xuất.

Năm 2012, nhận thấy thị trường gỗ nguyên khối ngày càng khan hiếm, thị trường cũng đang chuyển sang tiêu thụ mạnh gỗ ván ép công nghiệp, chị Dương quyết định tự khởi nghiệp bằng nghề này. Không kinh nghiệm, không vốn, chị chỉ nghĩ rằng thị trường đang tiềm năng là làm. 

Chị Dương vay mượn 200 triệu đồng từ người thân, bạn bè và cả vay lãi suất cao để lấy vốn ban đầu. Với số vốn ấy, chị thuê đất, dựng nhà xưởng và mua một số máy móc tối thiểu cho một dây chuyền sản xuất. 

Để tiết kiệm chi phí, ngoài 5 nhân công cố định, chị trở thành nhân lực "di động” tại xưởng. Chị làm cả những công việc của đàn ông như: chạy máy, sửa máy, lái xe nâng cho đến tìm hiểu, tiếp cận thị trường nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ đầu ra. 

Mặc dù đã có sự tìm hiểu trước về nguồn cung, thị trường tiêu thụ và tham khảo các cơ sở kinh doanh trong và ngoài tỉnh nhưng quá trình vận hành công xưởng những năm đầu tiên vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là vốn lưu động. 

Chị Dương cho biết: "Khi ấy, vốn ít, tôi vừa làm vừa vay mượn để có vốn lưu động. May mắn của tôi là có người quen cũng mở xưởng ván bóc nên được hướng dẫn một số kiến thức cơ bản của nghề. Bản thân tôi cũng vẫn luôn chủ động tìm hiểu, liên kết nhiều chủ rừng, các mối bao tiêu sản phẩm để tiếp cận thị trường đa dạng, tránh phụ thuộc vào một mối hàng hay một địa bàn xuất xưởng. Cũng nhờ đó mà khi tôi hợp tác với 1 mối hàng bên Trung Quốc, họ hủy đơn hàng do không đạt yêu cầu của họ, tôi đã kết nối được ngay với mối khác trong nội địa. Phải mất 5 năm, xưởng sản xuất của tôi mới đi vào quỹ đạo, đầu vào đầu ra mới bắt đầu nhịp nhàng”.

Cũng chính từ lúc ấy, chị Dương xác định cần sớm đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Bởi vậy, sau khi việc sản xuất dần ổn định, trả được nợ, chị lại tiếp tục vay mượn tập trung mở rộng sản xuất, đầu tư thêm máy móc hiện đại. 

Đến nay, chị Dương đã đầu tư gần 3 tỷ đồng để mở rộng khu sản xuất lên 1 ha; trong đó, xưởng sản xuất rộng 300 m2 với đủ máy móc hiện đại như: 1 dây chuyền gỗ bóc lõi, 2 dây chuyền bóc ván, hệ thống sấy với công suất 25 - 30 m3 mỗi ngày... 

Với hệ thống dây chuyền ấy, xưởng sản xuất của chị Dương sản xuất 4 loại sản phẩm: gỗ bóc lõi, ván 1,1 ly, 1,5 ly, 1,7 ly với sản lượng đạt từ 700 - 1.000 m3 ván thành phẩm mỗi tháng, doanh thu đạt từ 1,5 - 2 tỷ đồng/tháng, lợi nhuận đạt 10%. Chị cũng đầu tư hệ thống lọc 3 lớp để hạn chế khói bụi từ lò đốt của xưởng sản xuất ra môi trường. 

Chị Dương tâm sự: "Trải qua nhiều năm khó khăn, không tiền, không người đồng hành, dựa dẫm đã rèn cho tôi ý chí mạnh mẽ, tự lập, tự làm chủ. Tôi phải duy trì thu nhập của 35 công nhân với mức từ 5 - 12 triệu đồng/tháng/người nên tôi phải luôn luôn tìm kiếm nguồn hàng, nguồn tiêu thụ để xưởng luôn có việc làm. Với tôi, chữ tín và chữ tâm luôn được đặt lên hàng đầu. Chắc cũng nhờ vậy mà việc sản xuất, kinh doanh của tôi khá ổn định kể cả trong dịch Covid-19, công nhân của tôi cũng chưa phải nghỉ ngày nào”. 

Những người phụ nữ như chị Dương đang ngày càng phổ biến trong cộng đồng. Họ dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với thử thách, khó khăn, vươn mình một cách mạnh mẽ để tự gây dựng sự nghiệp, làm chủ cuộc sống.

Hoài Anh

Tags thị xã Nghĩa Lộ ván bóc

Các tin khác

Văn Chấn là một huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái với diện tích lớn, đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Tình hình an ninh trật tự tại đây hết sức phức tạp, đặc biệt là tội phạm ma túy. Dũng cảm, gan dạ, nhiều chiến sĩ công an đã trở thành khắc tinh của tội phạm ma túy trên địa bàn.

Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái tặng Bằng khen cho các trưởng ban công tác mặt trận tiêu biểu đã có thành tích xuất sắc trong công tác mặt trận, giai đoạn 2017 - 2022.

Chẳng quản nắng mưa, sớm tối, bất kể công việc gì của thôn, bản, tổ dân phố, họ đều luôn có mặt đầu tiên và tham gia rất nhiệt tình. Đó là những trưởng ban công tác mặt trận (CTMT) ở khu dân cư - những người đã và đang đóng góp quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng vững chắc.

Cô Bùi Thị Huyền (bên trái) nhận Bằng khen của UBND tỉnh nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Bằng tinh thần trách nhiệm, bằng nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, cô giáo Bùi Thị Huyền - giáo viên, Tổng phụ trách Đội, Trường Tiểu học & THCS Hoàng Văn Thụ, thị xã Nghĩa Lộ đã đạt thành tích xuất sắc trong công tác Đội và nhiệm vụ chuyên môn.

Thầy Vi Văn Phong luôn tạo được hứng thú cho các bé qua từng giờ học.

Là giáo viên nam hiếm hoi hiện đang giảng dạy bậc học mầm non trên địa bàn huyện Lục Yên với tình yêu nghề, mến trẻ, đang ngày ngày dành tâm huyết, tình cảm để hoàn thành tốt nhiệm vụ của người thầy nuôi dạy trẻ. Đó là thầy Vi Văn Phong - Bí thư Đoàn trường, giáo viên lớp mẫu giáo 5 tuổi, Trường Mầm non Phúc Lợi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục