Triệu phú Cam

  • Cập nhật: Thứ tư, 28/3/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT – Thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, trong những năm qua ở Lục Yên đã xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế trang trại tiêu biểu điển hình. ở bản Tặng Phầy xã Khánh Hòa (huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) có một tấm gương điển hình trong phong trào phát triển kinh tế như thế, đó là anh Nguyễn Văn Khánh.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình làm công nhân của lâm trường Lục Yên từ những năm 1960, nên trong mình vốn sẵn đã yêu quý và gắn bó với nghề trồng rừng. Những năm tháng gắn bó với rừng đã giúp anh tích lũy những kinh nghiệm và bài học từ nghề trồng rừng. Nơi nào có bàn tay và dấu chân anh, ở nơi đó có màu xanh của rừng. Anh còn là một trong những công nhân tiêu biểu điển hình trong phong trào trồng và bảo vệ rừng của lâm trường Lục Yên.

Đến năm 1996, thực hiện chủ trương giao đất khoán rừng, anh mạnh dạn đứng ra nhận hơn 20 ha đất để trồng rừng và phát triển kinh tế. Nhận thấy khí hậu thời tiết, đất đai ở đây rất thích hợp đối với trồng cây ăn quả, anh Khánh đi nhiều nơi như ở Tân Lĩnh, Hà Giang để tìm tòi, học hỏi những kinh nghiệm, mua giống cây cam quýt về trồng. Nhớ lại những ngày đầu khởi nghiệp là những ngày gia đình anh cũng gặp không ít khó khăn.

Đến thăm trang trại của gia đình, màu xanh ngút ngàn của rừng, những chồi non của vườn cam, chúng tôi cảm nhận được công sức của anh trong việc xây dựng dinh cơ này. Chỉ tính riêng vụ cam năm nay, gia đình anh cho thu hoạch từ 80-90 tấn cam với giá bán trên thị trường khoảng 3000đ/kg đã cho thu nhập trên 200 triệu đồng. Từ nguồn vốn thu được anh đầu tư mua phân bón chăm sóc cho cây và tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích trồng thêm những giống cam sành và quýt sen,  là một trong những giống cây ăn quả đặc sản ở Lục Yên.

Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, tận dụng nguồn nước chảy đào ao thả cá, kết hợp với phát triển chăn nuôi, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống gia đình. Sau hơn 10 năm lặn lội vất vả bám đất bám rừng với sự năng động, cần cù chịu khó nên anh đã gây dựng được mô hình kinh tế trang trại như ngày hôm nay.

Không chỉ làm giàu cho gia đình và bản thân, anh Khánh còn giúp đỡ giống, hướng dẫn kỹ thuật cho nhiều anh em bạn bè học tập và làm theo, triết những cây cam sạch bệnh, khỏe mạnh cung ứng cho bà con trong vùng. Ngoài trang trại của gia đình anh Khánh còn có trang trại của hai người em là Nguyễn Văn Sơn và Nguyễn Văn Ngân. Đến nay, khu trang trại của ba anh em đã phát triển trồng được trên 15 ha cam và hàng chục ha rừng với quy mô trang trại trị giá hàng tỷ đồng.

Đức Toàn

Các tin khác

YBĐT - Có lẽ chị Ngô Thị Hòa ở thôn 6, xã Văn Lãng, huyện Trấn Yên là người nuôi gà thả vườn nhiều nhất với số lượng một nghìn con.

Huyện Mù Cang Chải luôn chú trọng việc nâng cao kiến thức phát triển kinh tế cho phụ nữ dân tộc Mông.
(Ảnh: Thanh Xuân)

YBĐT - Hội Liên hiệp phụ nữ xã Púng Luông (Mù Cang Chải) là một trong những đơn vị đầu tiên của Hội Phụ nữ huyện được nhận hợp đồng ủy thác cho phụ nữ nghèo vay vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện và đã phát huy có hiệu quả nguồn vốn vay.

YBĐT - Đến thôn Làng Mường xã Vĩnh Lạc huyện Lục Yên, bà con nơi đây ai cũng phấn khởi vì vừa có thêm một con đường mới nối từ xã Liễu Đô vào thôn Làng Mường, thay cho con đường đất nhỏ hẹp trước kia. Con đường đá dăm nước này do anh Nguyễn Văn Hùng, hiện là Giám đốc Công ty TNHH Hùng Đại Sơn đầu tư xây dựng tặng cho nhân dân thôn Làng Mường - nơi anh sinh ra và lớn lên.

Trường THPT Nguyễn Huệ tổ chức Hội thi Rung chuông vàng nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế phụ nữ 8-3 2007. (Ảnh: Minh Đức)

YBĐT - Nhắc tới dòng họ gia đình ông Bùi Đăng Văn ở phố Thắng Lợi 1, phường Nguyễn Thái Học, mọi người đều có chung nhận xét đó là một dòng họ hiếu học. Tâm sự với chúng tôi, ông Văn cho biết: "Xây dựng một gia đình tốt và nhiều gia đình tốt để cho xã hội ngày càng tốt hơn, phát triển hơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục