Chuyện về một chủ trang trại trẻ

  • Cập nhật: Thứ hai, 2/4/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Khi tìm hiểu về phong trào thanh niên lập nghiệp ở huyện Yên Bình, tôi thật sự ấn tượng về Nguyễn Văn Sơn - đoàn viên thanh niên ở Lâm trường Thác Bà - người có mô hình phát triển kinh tế rừng khá nhất ở huyện Yên Bình.

Anh Nguyễn Văn Sơn trao đổi về kỹ thuật trồng bạch đàn mô với các bạn trong chi đoàn Lâm trường Thác Bà.
Anh Nguyễn Văn Sơn trao đổi về kỹ thuật trồng bạch đàn mô với các bạn trong chi đoàn Lâm trường Thác Bà.

"Sinh 1973 ở huyện Cẩm Bình- tỉnh Hải Hưng. Năm 1991 học hết  phổ thông, sau đó lên Yên Bái lái xe chở gỗ cho Lâm trường Thác Bà. Năm 2000 xây dựng gia đình và được Lâm trường Thác Bà nhận vào làm với công việc thu mua lâm sản thuộc Phòng Kế hoạch...". Đó là vào dòng vắn tắt lý lịch của Nguyễn Văn Sơn khi nói về mình. Nhưng khi nói về quá trình phát triển kinh tế đồi rừng thì anh rất sôi nổi. Khi được phân công thu mua lâm sản của nông dân các xã Xuân Long, Ngọc Chấn, Yên Bình... anh nhận thấy hầu hết bà con ở các xã lân cận đều bỏ hoang đất rừng, anh đã vận động người dân, phổ biến cho họ biện pháp phát dọn, đào hố, trồng cây, chăm sóc bảo vệ...

Nhiều hộ anh phải trực tiếp đến tận nhà vận động, thuyết phục nhiều lần để họ nhận thấy được tiềm năng, lợi ích từ việc trồng rừng mang lại. Sơn nhớ lại: "Từ năm 2002 đến năm 2005, bình quân mỗi tháng mình thu mua được khoảng 700-1.000 mét khối. Công tác thu mua sản phẩm nhiều khi cũng gặp nhiều khó khăn nhưng điều quan trọng là mình được trực tiếp, tiếp xúc với tâm tư, tình cảm nguyện vọng của người dân trồng rừng, từ đó hợp tác trồng rừng cùng họ theo phương châm" người có đất, người có giống, vốn".

Sau một quá trình chắt chiu, tích góp và được Lâm trường tạo điều kiện về vốn, anh đã mạnh dạn làm ăn với các hộ dân có đất rừng với 3 hình thức: giúp đỡ các hộ trồng rừng về giống, phân và kỹ thuật; ăn chia sản phẩm với các hộ trồng rừng và hình thức chuyển nhượng đất hai bên cùng có lợi. Đưa chúng tôi lên thăm một đồi bạch đàn mô mới 3 tuổi, anh Sơn tâm sự:" Mình là người của Lâm trường, lại là đoàn viên trẻ nên mình phải biết làm giàu cho bản thân và xã hội". Từ tay trắng, đến nay Nguyễn Văn Sơn đã có 350 ha rừng (trong đó diện tích nhận khoán là 100 ha, số còn lại là liên doanh), anh còn thành lập 2 bến tập kết gỗ trên hồ Thác Bà, xây dựng 1 xưởng chế biến gỗ, mua ô tô vận chuyển sản phẩm. Gia đình anh thường xuyên tạo việc làm cho 30- 60 lao động (trong đó 30 lao động làm việc thường xuyên) là những bạn trẻ trong vùng tới làm với mức thu nhập bình quân từ 1 đến 1,5 triệu đồng/người/tháng. Đồng chí Nguyễn Vũ Nam- Bí thư chi đoàn Lâm trường Thác Bà tâm sự: "Trong công tác Đoàn, Sơn là đoàn viên năng nổ, chịu khó học hỏi và nắm bắt thời cơ trong việc kinh doanh rất nhanh nhạy". Niềm vui nối tiếp niềm vui, đầu năm 2007, Công ty cổ phần Tân Thành An (có sự đóng góp cổ phần của anh) được UBND tỉnh cấp cho 834 ha đất trồng rừng.

Hy vọng với niềm hăng say, sự quyết tâm và sức sáng tạo của tuổi trẻ, Sơn sẽ tiếp tục gặt hái thêm nhiều thành công và trở thành một trong những tấm gương sáng cho nhiều đoàn viên khác học tập.

Văn Tuấn

Các tin khác

YBĐT – Thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, trong những năm qua ở Lục Yên đã xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế trang trại tiêu biểu điển hình. ở bản Tặng Phầy xã Khánh Hòa (huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) có một tấm gương điển hình trong phong trào phát triển kinh tế như thế, đó là anh Nguyễn Văn Khánh.

YBĐT - Có lẽ chị Ngô Thị Hòa ở thôn 6, xã Văn Lãng, huyện Trấn Yên là người nuôi gà thả vườn nhiều nhất với số lượng một nghìn con.

Huyện Mù Cang Chải luôn chú trọng việc nâng cao kiến thức phát triển kinh tế cho phụ nữ dân tộc Mông.
(Ảnh: Thanh Xuân)

YBĐT - Hội Liên hiệp phụ nữ xã Púng Luông (Mù Cang Chải) là một trong những đơn vị đầu tiên của Hội Phụ nữ huyện được nhận hợp đồng ủy thác cho phụ nữ nghèo vay vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện và đã phát huy có hiệu quả nguồn vốn vay.

YBĐT - Đến thôn Làng Mường xã Vĩnh Lạc huyện Lục Yên, bà con nơi đây ai cũng phấn khởi vì vừa có thêm một con đường mới nối từ xã Liễu Đô vào thôn Làng Mường, thay cho con đường đất nhỏ hẹp trước kia. Con đường đá dăm nước này do anh Nguyễn Văn Hùng, hiện là Giám đốc Công ty TNHH Hùng Đại Sơn đầu tư xây dựng tặng cho nhân dân thôn Làng Mường - nơi anh sinh ra và lớn lên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục