Dũng cảm trong chiến đấu và năng động làm kinh tế

  • Cập nhật: Thứ tư, 11/4/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Tôi tìm gặp anh thương binh Mông Văn Thông, dân tộc Nùng quê xã Yên Thắng, nay sống ở tổ dân phố 4 thị trấn Yên Thế (Lục Yên). Người ta bảo rằng, anh là thương binh nhưng chẳng lúc nào chịu ngồi yên, rất bạo dạn dám nghĩ dám làm.

Nghề tranh đá quý ở Lục Yên. (Ảnh: Minh Tuân)
Nghề tranh đá quý ở Lục Yên. (Ảnh: Minh Tuân)

Đến nơi mới biết anh là lính đặc công, đã từng được cử đi bảo vệ phái đoàn liên hiệp bốn bên của Thiếu tướng Lê Quang Hòa, rồi vào chiến trường miền Đông Nam bộ, miền Tây Nam bộ, sang Cămpuchia, hết đánh trận núi Tô, huyện Chí Tôn lại về đánh trận Long Xuyên, Châu Đốc; tham gia tổng tiến công Mậu Thân 1968, bị thương tại kênh Mỹ Lâm (Long Châu Hà) trong khi đại đội của anh gần như bị địch xóa sổ. Lại củng cố lực lượng, đến tháng 12/1974 trung đoàn mới cho đi trinh sát chuẩn bị đánh Mỹ Lâm. Căn cứ địch nằm trên bờ kênh rừng tràm, xung quanh toàn nước, rất khó đánh. Đêm 25/12/1974 đơn vị chia làm 2 mũi bí mật tiến sát vào hàng rào trong cùng (hàng rào thứ 14 thì bị địch phát hiện, ném lựu đạn chặn quân ta. Quần nhau với địch khoảng 30 phút thì Đại đội phó bị thương, anh Thông đã làm thay nhiệm vụ chỉ huy anh em tiếp tục chiến đấu chiếm căn cứ địch và đánh tảo trừ. Bọn địch kinh hoàng khiếp vía, đa số bỏ chạy, bơi qua sông, bị bộ binh ta phục kích bắt giữ. Chính vào lúc sắp kết thúc trận đánh, Mông Văn Thông bị mảnh đạn của địch văng vào cằm, vào cổ, bị thương ở chân phải, đứt động mạch. Sau hậu phẫu, tất cả thương binh đều được đưa về tỉnh Kông pông chàm (Căm pu chia) điều trị. Giải phóng miền Nam 1975, anh trở lại Cần Thơ, Châu Đốc, Long Xuyên, tham gia truy kích địch rồi vào vùng nam duyên hải thuộc Bộ tư lệnh Hải quân, và đến tháng 9/1975 cả đơn vị ra đảo Phú Quốc. Tháng 12/1977 anh ra quân. Năm 1979 anh làm nhân viên cửa hàng Hợp tác xã mua bán ở xã Yên Thắng. Năm 1987 anh xin nghỉ, lo làm ăn, chăm nom bố mẹ già, trong khi 7 đứa em lần lượt trưởng thành với bao khó khăn, thiếu thốn.

Năm 1981, Mông Văn Thông xây dựng gia đình với cô giáo cấp II Phạm Thị Ngo,ï và một thời gian sau, vợ anh cũng nghỉ mất sức. Thế là từ đây, hai vợ chồng, người bị thương, người mất sức, đều là con cả, nương tựa bên nhau gánh vác trách nhiệm gia đình, xây dựng hạnh phúc.

Hai vợ chồng lúc đầu bàn nhau mở một quán hàng nhỏ bán bánh kẹo, làm thêm bánh chưng đem đi bán ở bến xe, chợ, bệnh viện, khu tập thể địa chất. Thỉnh thoảng vết thương chân phải tái phát, đau đớn, nhiễm trùng, anh phải tháo chân giả băng bó lại, rồi khập khiễng đi lại, làm việc, không dám nghỉ ngơi. Năm 1990 làm thêm nghề bán phở, mì tôm, trứng vịt lộn, nuôi lợn… Năm 1993 vợ chồng anh chuyển về thị trấn Yên Thế, mở cửa hàng, nhập thêm hàng hóa bán buôn bán lẻ lấy từ các đại lý ở Yên Bái, Hà Nội, hình thành dần một cửa hàng bách hóa tổng hợp có vốn luân chuyển hàng tháng từ 20 đến 30 triệu đồng. Năm 2001, được ngành thương binh - xã hội huyện giúp vốn 18 triệu đồng, kết hợp với vốn gia đình được 30 triệu, anh mạnh dạn dựng trại chăn nuôi nhờ đất của em dì ở Yên Thắng để nuôi 8 con hươu sao, tạo thêm việc làm cho các em. Năm 2000 anh bắt đầu cắt được nhung, mỗi cặp nhung được 5 - 6 lạng, thường bán rẻ cho anh em thân quen, tạo nên phong trào nuôi hươu sao sôi động một thời. Nhưng rồi kinh tế thị trường vốn có quy luật của nó khi nhiều người nuôi hươu thì chắc chắn sản phẩm nhung hươu khó bán và bán rẻ, anh bỏ nuôi hươu sao, tập trung tất cả cho việc xây dựng cơ sở kinh doanh. Bây giờ vợ chồng anh đã có một cửa hàng tự chọn mang dáng dấp một siêu thị ở thị trấn miền rừng, mỗi năm thu nhập 40 triệu đồng, hàng năm vẫn tham gia sinh hoạt với Hội Cựu chiến binh thị trấn, đóng góp quỹ từ thiện vì trẻ em, vì người nghèo, ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, làm đường giao thông v.v…

Hoàng Việt Quân

Các tin khác

YBĐT - Đó là cô giáo Nguyễn Thị Thu Hằng, hiện đang giảng dạy tại Trường PTCS Dân tộc nội trú huyện Yên Bình. Sinh ra và lớn lên ở xã Thịnh Hưng (Yên Bình), từ nhỏ, Hằng đã mơ ước trở thành cô giáo dạy học ở quê nhà và ước mơ đó đã thành sự thật.

Anh Đặng Văn Hãnh chăm sóc đàn lợn.
(Ảnh: Đào Minh)

YBĐT - Đàn lợn hộc lên khi thấy có người lạ tới gần và anh Hãnh đưa tay khẽ vuốt vuốt chú lợn con đang chống chân lên thành chuồng. Liếc nhìn đồng hồ, anh Hãnh bảo: "Đến giờ chúng đòi ăn rồi đây mà !". Những xô cám được mang tới đổ vào máng xây và đàn lợn đứng thành hàng xốc thật lực nghe đến vui tai. Trông đàn lợn thật thích, con nào con nấy sạch sẽ, láng mượt.

Thu 
hái 
chè xuân.
(Ảnh: Tô 
Anh 
Hải)

YBĐT - Theo giới thiệu của lãnh đạo xã, tôi tìm đến cơ sở chế biến chè tư nhân của gia đình anh Trần Thế Bôn ở thôn Đồng Quýt,xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên. Cơ sở chế biến của anh xây dựng trên diện tích rộng chừng 1.000m2 và xưởng chế biến chè đen của anh vào những ngày tháng 3 này trở nên sôi động bởi đây đang là thời kỳ bước vào vụ thu hoạch, chế biến chè xuân.

Anh Nguyễn Văn Sơn trao đổi về kỹ thuật trồng bạch đàn mô với các bạn trong chi đoàn Lâm trường Thác Bà.

YBĐT - Khi tìm hiểu về phong trào thanh niên lập nghiệp ở huyện Yên Bình, tôi thật sự ấn tượng về Nguyễn Văn Sơn - đoàn viên thanh niên ở Lâm trường Thác Bà - người có mô hình phát triển kinh tế rừng khá nhất ở huyện Yên Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục